0
03/01/2023 - 10:11
Việc tìm hiểu những điều cấm kỵ khi làm việc tại Nhật Bản là điều "tiên quyết" nếu như bạn đang có ý định hoặc sắp sang Nhật làm việc bởi đất nước "Mặt trời mọc" nổi tiếng khắt khe, nhiều quy tắc cần tuân thủ tuyệt đối. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp danh sách những việc không nên làm và nên làm để có cuộc sống thuận tiện và dễ dàng hòa nhập hơn.
Cần tìm hiểu kỹ các điều cấm kỵ để sau khi sang Nhật có thể không mắc phải và lao động ổn định
Môi trường làm việc tại công ty, xí nghiệp Nhật Bản đòi hỏi mọi tác phong đều phải nhanh nhẹn, nghiêm túc và chỉn chu. Trước khi bắt đầu làm việc người lao động cần nắm rõ những điều cấm kỵ sau:
Người Nhật rất coi trọng văn hóa đúng giờ, đặc biệt là trong công việc. Một người không đi trễ làm và luôn đến sớm trong các cuộc gặp mặt được coi là đáng tin cậy và xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh.
Khi đến Nhật, bạn phải nắm rõ giờ làm việc của công ty, xí nghiệp để sắp xếp thời gian đi làm đúng giờ, nếu có thể hãy đến trước khoảng 10 - 15 phút. Tuy nhiên trong trường hợp gặp phải sự cố bất khả kháng hoặc không chắc liệu bản thân có đến đúng giờ hay không, để tránh làm ảnh hưởng đến đối phương bạn hãy chủ động liên lạc trong thời gian sớm nhất.
Hành vi nghỉ phép không có bất cứ lời xin hay thông báo nào với cấp trên được coi là vô trách nhiệm và không đàng hoàng trong công việc. Khi vào công ty, bạn nên xem đúng số ngày phép của mình và sắp xếp thời gian. Trước khi nghỉ, bạn hãy báo với cấp trên trước 1 - 2 ngày để xí nghiệp chủ động điều chỉnh công việc và nhân sự phù hợp.
Tự ý nghỉ giữa giờ, giữa ca là việc làm vô kỷ luật và thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc bởi vậy đây được xem là một trong những điều cấm kỵ khi làm việc tại Nhật Bản. Hành động này còn cho thấy thái độ thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng đồng nghiệp, lãnh đạo. Thậm chí có thể làm gián đoạn công việc bạn đang phụ trách và ảnh hưởng tới các bộ phận khác có liên quan.
Trong quá trình làm việc, người lao động không được tự ý làm việc riêng như ăn, ngủ, nghe điện thoại,... mà phải nỗ lực và tập trung cao độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra để xây dựng tác phong làm việc chuẩn mực, người lao động cần tinh thần sẵn sàng cống hiến với ý thức cầu tiến cao.
Vì người Nhật rất coi trọng những người chăm chỉ và không ngừng cố gắng nên nếu bạn làm việc chậm tiến độ, không theo kịp mọi người sẽ để lại ấn tượng xấu. Hãy cố gắng học hỏi, rèn luyện nhiều hơn để cải thiện năng suất làm việc thêm hiệu quả.
Trong thời gian làm việc tại Nhật, người lao động không nên đi xăm hình dù là hình xăm nhỏ. Xã hội Nhật Bản hầu như đều có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với loại hình nghệ thuật này, trường hợp nếu bạn lỡ xăm trong thời gian làm việc thì không nên che chắn kín lại hoặc đi xóa để tránh gây ấn tượng không tốt đối với đồng nghiệp, lãnh đạo trong công ty.
Người lao động không nên đi xăm hình trong khi đang làm việc tại Nhật Bản
Tất cả hành vi đã kể trên đều dễ tạo tiếng xấu hoặc bị cấp trên đánh giá không tốt, khiến cho quá trình làm việc của người lao động trở nên khó khăn hơn. Tốt nhất bạn không nên thực hiện những điều này và tham khảo thêm kinh nghiệm đi xklđ Nhật Bản để tránh gặp rắc rối không đáng có. |
Để hòa nhập tốt với môi trường làm việc Nhật Bản, trong lần gặp mặt đầu tiên tại công ty và cả trong quá trình giao tiếp với đồng nghiệp, lãnh đạo sau này, bạn cần phải lưu ý tránh làm những điều cấm kỵ khi làm việc tại Nhật Bản được liệt kê dưới đây:
Người Nhật đặc biệt coi trọng cách xưng hô, vào lần đầu gặp chủ xí nghiệp và đồng nghiệp, bạn không nên gọi thẳng tên mà thay vào đó hãy dùng kính ngữ:
Người lao động không được gọi thẳng tên người khác trong lần đầu gặp mặt
Danh thiếp được xem là phương tiện giao tiếp quan trọng trong công việc thể hiện tinh thần tự tôn và sự tự hào với công việc đang làm. Khi ai đó trao danh thiếp cho bạn nghĩa là họ đang xem trọng bạn, đồng thời muốn cho bạn biết họ là ai, đang làm gì và cách thức liên lạc ra sao.
Trong thời gian làm việc tại Nhật, nếu đối tác đưa danh thiếp bạn hãy nhận chúng bằng cả 2 tay và cất vào ví cẩn thận. Tránh bỏ vào túi quần hay nhận bằng 1 tay bởi hành động này được xem là hành vi coi thường và bất lịch sự với đối tác.
Khác với Việt Nam, người Nhật không có thói quen bắt tay để chào hỏi, thậm chí họ còn cho rằng đây là việc làm khá bất lịch sự. Khi gặp nhau, bạn hãy gập người cúi chào đối phương để bày tỏ sự tôn trọng và thái độ lịch thiệp. Nếu gặp người có địa vị cao hoặc người lớn tuổi, bạn cần chú ý cúi chào sâu hơn.
Khi gặp nhau bạn không được bắt tay chào hỏi mà nên cúi đầu chào đối phương
Chỉ tay vào đối phương khi đang nói chuyện hay bàn luận luôn là hành vi khiếm nhã thể hiện sự thiếu tôn trọng. Lao động tại Nhật không nên thực hiện hành động này để tránh bị xem như một người bất lịch sự và thiếu tinh tế.
Trường hợp muốn dùng cử chỉ tay để biểu đạt ý kiến hay giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, bạn nên để ngửa lòng bàn tay hoặc chìa ra như tư thế bắt tay để mọi người xung quanh cảm thấy thoái mái.
Gọi tên các bộ phận nhạy cảm là việc làm cấm kỵ trong văn hóa giao tiếp của Nhật Bản. Người Nhật coi đây là hành vi quấy rối, bất lịch sự khiến cho đối phương có cái nhìn thiếu thiện cảm với bạn. Người lao động Nhật Bản nhất định phải tránh gọi từ Manko (một từ “tục” chỉ bộ phận sinh dục trong tiếng Nhật) khi đang nói chuyện, thảo luận với đồng nghiệp và lãnh đạo.
Ngồi vắt chéo chân ở Việt Nam là hết sức bình thường, tuy nhiên ở Nhật hành vi này như biểu hiện của sự thiếu tôn trọng người khác vì vậy đây được xem là điều cấm kỵ khi làm việc tại Nhật Bản. Nếu bạn đã quen thuộc với tư thế ngồi này, hãy nhanh chóng sửa lại thói quen và học ngồi kiểu “seiza” (ngồi quỳ trên đầu gối) truyền thống của Nhật để trông ngay ngắn hơn và tránh gây ấn tượng xấu.
Tại công ty, xí nghiệp, các hoạt động ăn uống như ăn trưa, ăn tối thường diễn ra trong tập thể. Vì mọi người đều ngồi chung với nhau nên bạn cần nắm rõ những điều cấm kỵ dưới đây để tránh gây ra bất tiện không đáng có khi dùng bữa.
Cùng chung nền văn hóa Á Đông nên người Nhật cũng xem việc cắm thẳng đũa trên bát cơm là điều tối kỵ. Hành động này giống như đang cắm nhang nên chẳng khác gì cúng cơm cho người đã khuất. Bạn hãy luôn giữ đũa trên tay trong khi ăn cơm và gắp thức ăn từ tốn, nhẹ nhàng.
Trong quy tắc ăn uống, người Nhật cho rằng không nên cắm thẳng đũa trên bát cơm
Dùng đũa để chuyền thức ăn qua lại được coi là hành vi mất lịch sự và thể hiện điều không may mắn. Trong văn hóa Nhật Bản khi hỏa táng những người đã khuất, người ta sẽ dùng đũa để chuyển các mảnh xương còn sót. Vì vậy nếu bạn làm hành động này sẽ khiến cho bữa cơm với đồng nghiệp trở nên mất tự nhiên và không còn vui vẻ.
Sẽ là một việc bất lịch sự, thiếu tôn trọng và gây khó chịu với những người xung quanh nếu như bạn ăn uống thoải mái khi đang di chuyển trên phố vì thế đây cũng được xem là một trong những điều cấm kỵ khi làm việc tại Nhật Bản. Bạn hãy dành thời gian ăn uống tại nhà hoặc đến các quán ăn, nhà hàng,... để tránh vừa ăn vừa đi lại ở những nơi công cộng.
Vừa đi lại trên phố vừa ăn uống sẽ khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy không thoải mái
Khi được mời ăn, người Nhật coi việc “húp xì xụp” là lời khen gián tiếp cho thấy sự ngon miệng cho bữa ăn mà chủ nhà đã chuẩn bị. Trong trường hợp này, bạn không nên ăn quá im lặng mà hãy phát ra một vài tiếng động để thể hiện sự tôn trọng dành cho công sức của người nấu. Tuy nhiên trong những trường hợp ăn uống tại nơi công cộng, bạn vẫn nên ăn trong im lặng để tránh gây ảnh hướng đến người khác.
Khi dự tiệc tại nhà bạn bè, đồng nghiệp, một số người thường cố ý bỏ thừa thức ăn để sau đó gói mang về. Tại Nhật Bản, đây được xem là hành vi thiếu tôn trọng với công sức nấu nướng của chủ nhà. Ngoài ra nếu bạn đến các quán ăn, nhà hàng và lỡ gọi thừa đồ gây lãng phí cũng sẽ bắt gặp những ánh nhìn thiếu thiện cảm.
Người Nhật ít khi để thừa thức ăn nên thường không có việc gói đồ ăn đem về
Để tiết kiệm thời gian nên một số người tranh thủ lúc đi tàu, đi xe để ăn uống, tuy nhiên việc làm này sẽ làm phiền và gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Vì vậy, bạn đừng nên ăn uống ở trên tàu điện mà hãy sắp xếp thời gian hợp lý.
Những thói quen sinh hoạt khác biệt do văn hóa này khiến không chỉ người lao động thủ công mà cả những người đi Nhật diện kỹ sư cũng dễ mắc phải. Bạn cần lưu ý để có thể hòa nhập nhanh nhất trong môi trường mới.
Xem thêm: [Danh sách] Các ngành kỹ sư đi Nhật THU NHẬP CAO 2023
Khi sinh hoạt tập thể chung hoặc ở cùng chỗ với đồng nghiệp, bạn cần lưu ý những điều dưới đây để tránh những điều cấm kỵ khi làm việc tại nhật bản để có cuộc sống thuận tiện và dễ dàng hòa nhập hơn.
Khi bước vào không gian sạch sẽ như nhà ở mà bạn không bỏ giày, dép ra sẽ được coi như hành động thiếu văn hóa và thiếu tôn trọng chủ nhà. Hãy chú ý xếp giày, dép gọn gàng, ngay ngắn ở trước genkan (tiền sảnh - khu vực giữa cổng chính và phòng khách) hoặc trên kệ rồi mới bước vào nhà người khác.
Khi đến chơi nhà người khác bạn không được phép đi giày dép vào nhà
Xả rác bữa bãi tại Nhật không những bị phạt mà còn khiến bạn nhận lại những cái nhìn kỳ thị và thiếu thiện cảm từ người xung quanh. Bạn cần vứt rác đúng chỗ và tập phân loại rác thải trước khi bỏ vào thùng để giúp việc xử lý trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, tại Nhật Bản có yêu cầu chặt chẽ về thời gian và địa điểm vứt rác, nếu bạn không tuân thủ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như bị phạt tiền, cảnh cáo, huỷ hợp đồng thuê nhà,...
Tiếng nói chuyện, tiếng ăn uống, tiếng nhạc từ điện thoại,... tại nơi công cộng sẽ gây ồn ào và làm ảnh hưởng đến người khác. Bạn hãy để điện thoại ở chế độ im lặng và cố gắng kết thúc các cuộc gọi trước khi bước ra những nơi công cộng, đặc biệt là tàu điện ngầm. Bạn có thể chọn đọc sách nếu không muốn lãng phí thời gian.
Dù ở bất cứ nơi đâu, bạn cũng cần phải tìm hiểu và tuân thủ mọi luật lệ, quy định. Nếu vi phạm pháp luật Nhật Bản, nhẹ thì bị phạt tiền, còn nặng có thể ảnh hưởng đến công việc thậm chí bị trục xuất về nước.
Khi sử dụng các dịch vụ ăn uống, bạn không cần phải trả thêm tiền cho người phục vụ bởi họ đã nhận được mức lương tương xứng với công sức. Nếu cố tình để tại tiền bo, họ sẽ cho rằng bạn không hài lòng với cách làm việc và thái độ phục vụ, đồng thời hạ thấp nhân phẩm của họ.
Bạn không cần phải bo tiền cho người phục vụ bởi họ đã nhận được mức lương xứng đáng
Khác hoàn toàn với Việt Nam, người Nhật không đi bộ phía bên phải mà đi về phía bên trái. Vì vậy, lao động Việt tại Nhật cần phải sửa đổi thói quen này để tránh vi phạm luật giao thông và làm phiền đến những người xung quanh. Ngoài ra, để nhường chỗ cho người khác khi đi thang máy, người Nhật cũng sẽ đứng gọn về phía bên phải và chừa ra khoảng trống.
Bạn cần chú ý đi vào phần vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ mỗi khi qua đường, tuyệt đối không được tự ý băng qua đường như ở Việt Nam. Nếu không tuân thủ điều này, rất có thể bạn sẽ bị đưa vào đồn cảnh sát để nhận án phạt tiền.
Với tính kỷ luật cao, người Nhật không chấp nhận việc bạn tự ý chen ngang vào hàng vì vậy không xếp hàng được xem là một trong những điều cấm kỵ khi làm việc tại Nhật Bản. Bạn cần cư xử đúng mực và xếp hàng trật tự ở những nơi công cộng, học được văn hóa xếp hàng sẽ giúp bạn có cái nhìn tích cực, đầy thiện cảm từ người bản địa.
Người Nhật thấy phản cảm và bất lịch sự khi ai đó xì mũi tại nơi công cộng. Nếu bạn muốn xì mũi hãy vào nhà vệ sinh, đồng thời khi bị cảm, sốt hãy luôn đeo khẩu trang để tránh gây ảnh hưởng đến người xung quanh.
Bạn không được xì mũi và phát ra tiếng ồn tại những nơi công cộng
Hầu hết suốt nước nóng tại Nhật yêu cầu phải khỏa thân và không được mặc đồ bơi khi tắm. Bạn cần tập làm quen với với quy định này, tuy nhiên nếu cảm thấy không thể thích nghi hãy tìm đến một số ít suối nước nóng cho phép mặc đồ khi ngâm mình.
Khác với một số nước, việc mở và giữ cửa xe tại Nhật chẳng những không thể hiện sự tôn trọng mà còn cho thấy thái độ xem thường. Trong xã hội Nhật luôn có sự công bằng giữa con người với nhau, do đó nếu cấp trên của bạn đi xe thì họ sẽ tự mở cửa và không cần người khác mở giúp.
Bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền văn hóa chữ Hán nên người Nhật thường kiêng kỵ dùng số số 4. Con số 4 (tứ) có cách phát âm gần với từ “chết” (tử), vì vậy tại rất nhiều nơi như nhà nghỉ, khách sạn, bệnh viện,... đều không xuất hiện số 4 tại các phòng và các tầng.
Hút thuốc lá tại nơi công cộng sẽ làm phiền và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của những người xung quanh. Bạn cũng cần lưu ý theo quy định được đăng tải trên website: https://www.city.seki.lg.jp, việc hút thuốc ngoài trời ở thành phố lớn có thể bị phạt tiền tới 500.000 Yen (khoảng 83 triệu VNĐ). Nếu bạn có nhu cầu hãy tìm tới những khu vực cho phép sử dụng thuốc lá.
Tuyệt đối không hút thuốc lá nơi công cộng nếu như bạn không muốn bị phạt tiền
Ở toàn bộ các siêu thị và cửa hàng tại Nhật, mỗi mặt hàng đều được niêm yết giá sẵn và không thể bớt đi được. Vì vậy khi mua hàng nếu bạn mặc cả sẽ được xem như hành động thất lễ và bất lịch sự với chủ cửa hàng.
Khi chọn quà tặng người khác, bạn cần phải lựa những vật phù hợp, tuyệt đối không mua khăn mùi xoa, giày dép, tất hay hoa cúc để tránh gây ra hiểu lầm không đáng có. Hành động tặng khăn mùi xoa ám chỉ bạn muốn cắt đứt quan hệ với đối phương, tặng giày dép và tất lại bị coi là thiếu tôn trọng và bất lịch sự. Trong khi đó, hoa cúc vàng và trắng thường được dùng trong tang lễ nên bạn cũng không nên chọn làm quà tặng.
Những điều trên đều là hành vi bạn nên tránh khi làm việc và sinh sống tại Nhật để không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh và giúp bản thân dễ thích nghi hơn. Để tìm hiểu cụ thể về những việc không nên làm khi xuất khẩu lao động Nhật, bạn hãy tham khảo thêm điều nên tránh khi xuất khẩu lao động Nhật. |
Ngoài lưu ý những điều cấm kỵ khi làm việc tại Nhật Bản bạn cũng cần chú tâm đến những vấn đề sau được chia sẻ bởi những người đi trước về những kinh nghiệm đi XKLĐ Nhật Bản để cuộc sống sinh hoạt và làm việc trở nên dễ dàng hơn:
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về những điều cấm kỵ khi làm việc tại Nhật Bản, đồng thời khái quát thêm về lối sống và thói quen của người Nhật. Hy vọng sau khi sang Nhật bạn sẽ tránh mắc phải những lỗi không đáng có và lao động ổn định.
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội