Đi Nhật theo diện kỹ sư: 12 điều NHẤT ĐỊNH phải biết

850

02/02/2023 - 11:48


Table of Contents




Đi Nhật theo diện kỹ sư hiện là lựa chọn của rất nhiều lao động. Tuy có điều kiện tuyển dụng khắt khe nhưng chương trình kỹ sư Nhật Bản lại đem đến nhiều lợi ích về lâu dài. Để tổng hợp thông tin đầy đủ nhất về hình thức đi Nhật này, bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của HelloJob nhé.


1. Hiểu đúng về khái niệm "đi Nhật theo diện kỹ sư"


Nhiều người băn khoăn "Đi Nhật theo diện kỹ sư là như thế nào?" thì đây là chương trình nâng cao hơn để sang Nhật làm việc, không phải là đi xuất khẩu lao động mà là sang Nhật theo visa kỹ sư. 


Trong khi chương trình xuất khẩu dành cho đối tượng lao động phổ thông, hình thức kỹ sư sẽ đi Nhật theo diện tuyển chọn người có chuyên môn. Về bằng cấp, lao động phải tốt nghiệp cao đẳng, đại học theo đúng chuyên ngành kỹ thuật, có trình độ tiếng Nhật tốt và ưu tiên người có kinh nghiệm.


Đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư đem lại nguồn thu nhập tốt và chi phí thấp hơn so với đi xuất khẩu, đây cũng là lý do các đơn hàng kỹ sư đang trở nên rất hot trong những năm trở lại đây. Các công việc kỹ sư chịu trách nhiệm bao gồm giám sát, tư vấn, đảm bảo dự án diễn ra đúng kế hoạch, cam kết chất lượng đầu ra,... 


Tìm hiểu thêm về kỹ sư xây dựng đi Nhật làm gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các đầu việc kỹ sư Nhật Bản cần đảm nhận. 


Đi Nhật theo diện kỹ sư dành cho cả đối tượng lao động nam và nữ


Đi Nhật Bản theo diện kỹ sư dành cho cả đối tượng lao động nam và nữ


2. 7 nhóm ngành chính khi đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư


Hiện nay có 7 nhóm ngành kỹ sư đi Nhật, chi tiết về công việc cần đảm nhận và mức thu nhập như sau:





























































STTNhóm ngành nghềCông việcYêu cầu tuyển dụngKhoảng lương
1Kỹ sư điện - điện tửLắp ráp các linh kiện điện tử, máy điện, bảng in,...Đơn chỉ tuyển nam giới140.000 - 160.000 Yên/ tháng (~24 - 28 triệu đồng/ tháng)
2Kỹ sư xây dựngVận hành máy móc thi công, giám sát các công trình cầu đường,…Đơn chủ yếu tuyển nam giới200.000 - 250.000 Yên/ tháng (~35 - 44 triệu đồng/ tháng)
3Kỹ sư cơ khí, chế tạoÁp dụng các kiến thức kỹ thuật để tạo ra các thiết bị, máy móc, công cụ,... Đơn tuyển nam190.000 - 200.000 Yên/ tháng (~33 - 35 triệu đồng/ tháng)
4Kỹ sư nông nghiệpTrồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, nuôi trồng thủy sản,...Đơn tuyển cả nam và nữ 210.000 - 220.000 Yên/ tháng (~37 - 39 triệu đồng/ tháng)
5Kỹ sư công nghệ thông tinGiám sát, điều hành hệ thống máy tính, quản trị mạng, web,…Đơn tuyển cả nam và nữ(~32 - 44 triệu đồng/ tháng)
6Kỹ sư công nghệ thực phẩmKiểm tra, đánh giá, nghiên cứu chất lượng sản phẩm, tạo nguyên liệu trong lĩnh vực sản xuất,…Đơn tuyển cả nam và nữ190.000 - 210.000 Yên/ tháng (~ 33 - 37 triệu đồng/ tháng)
7Kỹ sư may mặcĐiều hành sản xuất, quản lý sản phẩm, đánh giá sản phẩm, nghiên cứu các mẫu may,… Tuyển cả nam và nữ180.000 - 200.000 Yên/ tháng (~32 - 35 triệu đồng/ tháng)

 


7 nhóm ngành chính khi đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư


7 nhóm ngành chính khi đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư


Mỗi nhóm ngành sẽ đi kèm với đặc trưng riêng và có các yêu cầu khác biệt. Tham khảo các ngành kỹ sư đi Nhật được tổng hợp bởi chuyên gia sẽ giúp bạn xác định chính xác đơn hàng phù hợp với bản thân.


3. 8 điều kiện đi Nhật theo diện kỹ sư


Để tham gia vào chương trình kỹ sư Nhật Bản, lao động cần đáp ứng 8 điều kiện cơ bản do nước sở tại đưa ra:


















































STTĐiều kiệnNội dung chi tiết
1Độ tuổiTừ 22 - 35 tuổi, một số đơn hàng nới lỏng tới 40 tuổi.
2Ngoại hìnhNữ cao từ 1m50, nặng 45kg trở lên; Nam cao từ 1m60, nặng 50kg trở lên.
3Sức khỏeTốt, không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh truyền nhiễm Chính phủ Nhật Bản cấm nhập cảnh.
4Pháp lýKhông dính tiền án, tiền sự; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không thuộc diện bị cấm xuất nhập cảnh; có đầy đủ năng lực và hành vi dân sự.
5Thủ tục hồ sơ6 loại giấy tờ, bao gồm Giấy khám sức khỏe; Sổ hộ khẩu, chứng minh thư, giấy khai sinh công chứng; Bảng điểm, bằng cấp chuyên ngành kỹ sư; Giấy xác nhận dân sự; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Hộ chiếu
6Trình độ học vấnTốt nghiệp tối thiểu cao đẳng hệ chính quy 3 năm và tốt nghiệp đúng chuyên ngành định sang Nhật làm kỹ sư
7Trình độ Nhật ngữTối thiểu N3 hoặc N4, một số đơn hàng không yêu cầu
8Kinh nghiệm1 - 2 năm kinh nghiệm, một số đơn hàng không yêu cầu

 


Hầu hết ngành kỹ sư đi Nhật đều đi kèm yêu cầu nâng cao, chẳng hạn như kỹ sư trắc địa cần lao động biết dùng thiết bị GPS, kỹ sư thực phẩm cần 2 năm kinh nghiệm, kỹ sư công nghệ thông tin đòi hỏi lao động có kinh nghiệm lập trình ngôn ngữ,… 


Bên cạnh thông tin đi Nhật theo diện kỹ sư là như thế nào, mời bạn xem thêm đi Nhật diện kỹ sư cần những gì sẽ giúp bạn hiểu rõ về các điều kiện và có sự chuẩn bị tốt nhất khi tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản.


Kỹ sư Nhật Bản phải đảm bảo các điều kiện khắt khe về trình độ học vấn


Kỹ sư Nhật Bản phải đảm bảo các điều kiện khắt khe về trình độ học vấn









Để nâng cao khả năng trúng tuyển, bạn cần đáp ứng 3 điều kiện sau:



  • Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ ngành nghề: Phần mềm tin học văn phòng (word, excel,...), phần mềm kế toán, phần mềm thiết kế,...

  • Sở hữu kinh nghiệm làm việc cùng lĩnh vực: Chẳng hạn kỹ sư công nghệ tự động hóa phải có từ 3 năm làm việc với máy móc và quy trình công nghệ.

  • Có vốn tiếng Nhật và trình độ học vấn tốt: Xí nghiệp ưu tiên tuyển dụng vì đây là yếu tố đánh giá năng lực quan trọng nhất.



4. Chi phí đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư từ 71 triệu đồng


Chi phí đi Nhật theo diện kỹ sư thấp hơn so với đi xuất khẩu theo diện thực tập sinh. Người lao động chỉ cần bỏ ra 71 - 119 triệu đồng, thấp hơn khoảng 1,5 lần kinh phí đi thực tập sinh kỹ năng (khoảng từ 110 - 150 triệu đồng).


Chi phí đi kỹ sư gồm những khoản sau:


















































STTCác khoản chí phíChi phí dự kiến
1Khám sức khỏe1.000.000 - 2.000.000 vnđ
2Dịch vụ/môi giới20.000.000 - 30.000.000 vnđ
3Đào tạo tiếng Nhật6.000.000 - 15.000.000 vnđ (với lao động chưa có bằng N4 trở lên)
4Đào tạo chuyên môn10.000.000 - 15.000.000 vnđ (với lao động chưa có kinh nghiệm)
5Thủ tục/dịch thuật2.000.000 - 3.000.000 vnđ
6Xin visa

610.000 vnđ (visa nhập cảnh 1 lần)


1.200.000 vnđ (visa nhập cảnh nhiều lần)


7Vé máy bay5.000.000 - 16.000.000 vnđ
8Chi phí phát sinh10.000.000 - 15.000.000 vnđ

 


Chi phí đi Nhật theo diện kỹ sư khoảng 71 - 119 triệu đồng 


Chi phí đi Nhật diện kỹ sư khoảng 71 - 119 triệu đồng 


Tổng phí đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư không cố định do sự tác động của 3 yếu tố dưới đây:



  • Trình độ Nhật ngữ và bằng cấp: Lao động có trình độ Nhật ngữ và bằng cấp tốt sẽ tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn (ví dụ với trình độ N2 và tốt nghiệp đại học trở lên sẽ không mất phí nhập cảnh).

  • Tính chất đơn hàng kỹ sư: Nhóm ngành tuyển với số lượng ít và hiếm đơn thì chi phí cao hơn (chẳng hạn như đơn kỹ sư kinh tế). Ngược lại, đơn hàng tuyển số lượng lớn lao động thì chi phí thấp hơn nhiều (đơn kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện tử,…).

  • Đơn vị môi giới công việc cho người lao động: Chi phí đi xuất khẩu chênh lệch tùy theo từng đơn vị môi giới. Để tránh tình trạng bị “đội giá”, bạn nên lựa chọn sàn xuất khẩu lao động uy tín và có nhiều chính sách hỗ trợ chi phí cho người lao động.


Lựa chọn sàn xuất khẩu uy tín để tối ưu chi phí


Lựa chọn sàn xuất khẩu uy tín để tối ưu chi phí


Lao động không đủ điều kiện kinh tế vẫn có giải pháp như làm thủ tục vay vốn đi XKLĐ Nhật và chọn các đơn hàng được trợ phí. Tổng tiền hoàn toàn có thể được tối ưu nếu lao động hiểu rõ về từng khoản trong chi phí đi Nhật theo diện kỹ sư hết bao nhiêu tiền


5. Thu nhập kỹ sư Nhật Bản lên tới 43 triệu đồng/tháng


Mức lương cơ bản lao động nhận được khoảng 180.000 - 200.000 Yên/ tháng (~31 - 35 triệu đồng/ tháng). 


Sau khi trừ đi các chi phí bắt buộc (tiền bảo hiểm, đóng thuế, tiền chỗ ở) lương thực lĩnh còn 150.000 - 180.000 Yên/tháng (~26 - 31 triệu đồng/ tháng). Mức thu nhập này có thể tăng lên 200.000 Yên/ tháng nếu lao động có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Trung bình nếu đi chương trình kỹ sư Nhật Bản 3 năm, sau khi về nước bạn có thể tích lũy được số tiền 500 - 700 triệu đồng. 


Lựa chọn sàn xuất khẩu uy tín để tối ưu chi phí


Mức lương ngành kỹ sư được đánh giá khá cao









Tùy từng ngành mà thu nhập có thể dao động ở mức khác nhau, ví dụ:



  • Kỹ sư xây dựng 230.000 Yên/ tháng (~40 triệu đồng/ tháng)

  • Kỹ sư công nghệ thông tin 250.000 Yên/ tháng (~43 triệu đồng/ tháng)


Hiểu thêm về khung lương kỹ sư xây dựng tại Nhật sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn đơn hàng dễ dàng hơn.



6. 6 quyền lợi đi Nhật theo diện kỹ sư 


So với chương trình thực tập sinh kỹ năng, lao động đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư có nhiều quyền lợi hơn khi xét về lâu dài.



  • Chế độ đãi ngộ hấp dẫn: Lương tháng cao ngang người Nhật, không bị khấu trừ, ngoài ra còn được nhận lương tăng ca, tiền thưởng,...

  • Chế độ phúc lợi tương đương người bản xứ: Được đóng bảo hiểm, đi khám sức khỏe 2 lần/ năm, đảm bảo thời gian làm việc,...

  • Cơ hội kéo dài thời hạn visa tới 10 năm: Visa kỹ sư rất dễ gia hạn và có cơ hội vĩnh trú.

  • Bay sang Nhật trong thời gian sớm nhất: Lao động được hỗ trợ hoàn thành visa nhanh, thời gian xuất cảnh trong 3 tháng.

  • Khả năng thăng tiến tại Nhật Bản và Việt Nam: Lao động có thể thăng cấp quản lý tại Nhật Bản và sau khi về Việt Nam sẽ có cơ hội việc ở vị trí trưởng nhóm, quản lý…

  • Được tạo điều kiện bảo lãnh gia đình: Sau 1 năm sang Nhật, xí nghiệp sẽ tạo điều kiện cho kỹ sư đi Nhật bảo lãnh vợ.


Hãy đảm bảo bạn nắm rõ quyền lợi của kỹ sư đi Nhật để hiểu đúng những lợi ích chương trình đem lại cho người lao động.


Cơ hội bảo lãnh gia đình sang Nhật khi tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản


Cơ hội bảo lãnh gia đình sang Nhật khi tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản


7. So sánh chương trình kỹ sư và thực tập sinh Nhật Bản


Nhiều người lao động không biết đi Nhật theo diện kỹ sư có tốt không, nên chọn xuất khẩu lao động hệ kỹ sư hay thực tập sinh sẽ tốt nhất. Để trả lời được câu hỏi này, bạn tham khảo bảng so sánh dưới đây sẽ giúp giải đáp băn khoăn và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.




































Tiêu chí



Chương trình kỹ sư



Chương trình thực tập sinh



Điều kiện tham gia




  • Tốt nghiệp tối thiểu cao đẳng hệ chính quy 3 năm, tốt nghiệp đúng chuyên ngành định sang Nhật làm kỹ sư 

  • Tối thiểu N3 hoặc N4

  • 1 - 2 năm kinh nghiệm, một số đơn hàng không yêu cầu




  • Tối thiểu tốt nghiệp THCS/ THPTTrình độ tiếng Nhật: Giao tiếp cơ bản thành thạo, từ N4 trở lên

  • Rất ít đơn hàng yêu cầu kinh nghiệm



Chi phí sang Nhật



71 - 119 triệu đồng



110 - 150 triệu đồng



Thu nhập trung bình



31 - 35 triệu đồng/tháng



21 - 26 triệu đồng/tháng



Thời gian làm việc tại Nhật



Lên tới 10 năm và có thể xin visa vĩnh trú



Tối đa 3 năm, được gia hạn thêm 2 năm trở thành thực tập sinh kỹ năng đặc định



Quyền lợi



Được bảo lãnh gia đình, được chuyển việc trong thời gian làm việc



Không được bảo lãnh gia đình, chuyển việc phải có lý do bất khả kháng



Từ bảng so sánh trên, Hellojob tin bạn sẽ có câu trả lời đi Nhật theo diện kỹ sư có tốt không. Thêm nữa để đưa ra lựa chọn tốt nhất, bạn có thể xem thêm thông tin đi Nhật diện kỹ sư có tốt không được giải đáp bởi chuyên gia nhé.  


Đi Nhật theo diện kỹ sư đem lại nhiều quyền lợi hơn so với thực tập sinh kỹ năng 


Đi sang Nhật Bản hệ kỹ sư đem lại nhiều quyền lợi hơn so với thực tập sinh kỹ năng 









Nếu như bạn đáp ứng đủ điều kiện, hãy ưu tiên tham gia diện kỹ sư vì những ưu điểm như chế độ đãi ngộ rất hấp dẫn, chế độ phúc lợi tương đương người bản xứ, visa kéo dài tới 10 năm, khả năng thăng tiến rõ rệt, thời gian bay nhanh chóng và được bảo lãnh gia đình.


Nếu không đủ điều kiện, bạn vẫn có thể tham gia thực tập sinh vì chương trình này cũng có những ưu điểm như thu nhập tốt hơn tại Việt Nam, môi trường làm việc chuyên nghiệp, cải thiện chất lượng cuộc sống nhanh chóng sau 1 - 3 năm…



8. 3 cách thức đi Nhật theo diện kỹ sư


Lao động Việt Nam có 3 phương thức khác nhau để đăng ký tham gia chương trình kỹ sư:



  • Liên hệ các đơn vị xuất khẩu lao động Nhật Bản để được tư vấn tham gia, phỏng vấn và thi tuyển.

  • Đi du học tại Nhật Bản, sau khi kết thúc chương trình học sẽ tự tìm công ty tuyển dụng, nếu trúng tuyển thì chuyển visa du học sang visa kỹ sư để làm việc.

  • Chủ động tìm các xí nghiệp/ công ty Nhật Bản tuyển kỹ sư, tự tham gia phỏng vấn, thi tuyển và làm visa khi được cấp tư cách lưu trú.


Lao động có thể đi Nhật theo diện kỹ sư bằng cách tự ứng tuyển tại xí nghiệp Nhật Bản


Lao động có thể đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư bằng cách tự ứng tuyển tại xí nghiệp Nhật Bản


9. Quy trình đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư 


Để thực hiện đúng quy trình đi Nhật theo diện kỹ sư, bạn cần đảm bảo 7 bước dưới đây: 



  • Bước 1: Tìm kiếm sàn xuất khẩu lao động uy tín và nhận hỗ trợ từ chuyên gia

  • Bước 2: Lựa chọn đơn hàng và khám sức khỏe theo yêu cầu

  • Bước 3: Hoàn thiện chi tiết hồ sơ, thủ tục

  • Bước 4: Đặt cọc để tham gia thi tuyển

  • Bước 5:Tham gia phỏng vấn với đơn vị tuyển dụng

  • Bước 6: Hoàn tất thủ tục khi có kết quả đậu tuyển

  • Bước 7: Hoàn tất thủ tục xuất cảnh


Người lao động trước tiên cần tìm tới sàn xuất khẩu uy tín để ủy thác 


Người lao động trước tiên cần tìm tới sàn xuất khẩu uy tín để ủy thác 









Quy trình đi kỹ sư có sự khác nhau tùy theo đặc điểm của lao động, ví dụ: 


Lao động chưa từng sang NhậtLao động đã từng đi du họcLao động đã từng tham gia chương trình thực tập sinh)

Bạn hãy tham khảo quy trình đi kỹ sư Nhật Bản để biết đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư cần trải qua giai đoạn nào và có sự chuẩn bị thích hợp nhất.



10. 9 kinh nghiệm quan trọng đi Nhật theo diện kỹ sư phải biết!


Xác định chi tiết những thứ cần trang bị sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường và nâng cao hiệu suất làm việc. Dưới đây là 9 kinh nghiệm quan trọng bạn cần biết khi đi sang Nhật theo hệ kỹ sư:


10.1. Xác định rõ các điều kiện, chuẩn bị chi phí, hồ sơ:


Cần đảm bảo bản thân đáp ứng các yêu cầu tối thiểu, sau đó chuẩn bị kinh tế và giấy tờ sẵn sàng. Hãy liên hệ chuyên gia tại sàn xuất khẩu để được tư vấn làm thủ tục vay vốn đi XKLĐ Nhật Bản nếu bạn có nhu cầu.


10.2. Lựa chọn đơn hàng phù hợp:


Ưu tiên đơn hàng cùng lĩnh vực với chuyên ngành đã học tại cao đẳng/ đại học. Bạn có thể xem thêm các ngành kỹ sư đi Nhật để lựa chọn đơn hàng phù hợp cho mình.


10.3. Trang bị vật dụng cần thiết


Đồ ăn, trang phục, phí sinh hoạt trong tháng đầu tiên khi chưa có thu nhập.


10.4. Suy nghĩ tích cực, lạc quan


Sang Nhật làm việc chắc chắn sẽ vất vả, do đó bạn cần suy nghĩ tích cực để vượt qua áp lực công việc, sự khác biệt văn hoá và lối sống.


10.5. Chọn sàn xuất khẩu uy tín và kiểm tra hợp đồng kỹ càng


Nắm rõ quyền lợi của bản thân và các nghĩa vụ đi kèm để tránh thiệt thòi khi có tranh chấp hoặc sự cố phát sinh.


10.6. Không phạm pháp tại Nhật Bản và tuân thủ yêu cầu của xí nghiệp


Trường hợp không tuân thủ sẽ bị phạt tiền hoặc trục xuất về nước, ảnh hưởng đến gia hạn visa sau này.


10.7. Không phá vỡ hợp đồng


Tự ý phá vỡ hợp đồng sẽ phải đền bù tổn thất cho bên còn lại và khó có cơ hội quay lại Nhật lần 2.


10.8. Hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế


Bạn cần đóng đầy đủ thuế thu nhập cá nhân và thuế thị dân.


10.9. Nỗ lực cải thiện vốn Nhật ngữ và nâng cao kỹ năng


Lao động sẽ tăng khả năng thăng tiến, nâng cao mức thu nhập, được giữ lại làm việc lâu dài và có cơ hội vĩnh trú.


Nếu quyết định tham gia chương trình kỹ sư, hãy đảm bảo bạn nắm rõ các kinh nghiệm kỹ sư đi Nhật để trang bị tốt nhất cho bản thân trước khi xuất cảnh nhé.


Lao động phá vỡ hợp đồng phải bồi thường tương ứng cho phía xí nghiệp


Lao động phá vỡ hợp đồng phải bồi thường tương ứng cho phía xí nghiệp


11. 7 đơn hàng đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư thu nhập tốt nhất 2023!


Các đơn hàng đi Nhật diện kỹ sư rất đa dạng. Để lựa chọn công việc mang lại thu nhập tốt nhất, lao động có thể tham khảo 7 đơn hàng dưới đây:






























































STT



Công việc



Giới tính, độ tuổi



Thu nhập theo tháng



Địa điểm



1



Kỹ sư điện lạnh



Nam (21 - 35 tuổi)



190.000 - 200.000 Yên 


(~33 - 35 triệu đồng)



Tỉnh Yamanashi, Saitama, Yamagata



2



Kỹ sư trắc địa



Nam (19 - 30 tuổi)



200.000 - 220.000 Yên


(~35 - 39 triệu đồng)



Tỉnh Ishikawa, Nagano, Gunma 



3



Kỹ sư hàn ống thép



Nam (20 - 35 tuổi)



130.000 - 145.00 Yên


(~23 - 25 triệu đồng)



Tỉnh Aichi, Nagano, Osaka  



4



Kỹ sư nông nghiệp trồng trọt



Nam/ nữ (23 - 32 tuổi)



210.000 - 225.000 Yên


(~37 - 39 triệu đồng)



Tỉnh Aichi, Hokkaido, Chiba



5



Kỹ sư phát triển phần mềm Android



Nam/ nữ (22 - 35 tuổi)



225.000 - 281.000 Yên


(~40 - 50 triệu đồng)



Tỉnh Tokyo, Hiroshima, Osaka



6



Kỹ sư kiểm định thực phẩm



Nam (22 - 35 tuổi)



190.000 - 200.000 Yên


(~33 - 35 triệu đồng)



Tỉnh Hokkaido, Nagano, Toyama



7



Kỹ sư may mặc



Nữ (dưới 40 tuổi)



165.000 - 170.000 Yên


(~29 - 30 triệu đồng)



Tỉnh Akita, Hiroshima, Osaka 



Các đơn hàng đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư đem lại thu nhập rất tốt 


Các đơn hàng đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư đem lại thu nhập rất tốt 


12. Giải đáp 6 câu hỏi về đi Nhật diện kỹ sư


Để người lao động có cái nhìn toàn diện về hình thức kỹ sư đi Nhật, dưới đây là giải đáp cho 6 câu hỏi phổ biến nhất liên quan đến chương trình.


12.1. Bằng kỹ sư thực hành đi Nhật được không?


Bằng kỹ sư thực hành bản chất là bằng cao đẳng chính quy nên có thể đi Nhật. Nhưng do sự không đồng bộ trong tên gọi giữa Việt Nam và Nhật Bản nên bằng kỹ sư thực hành có thể gây khó hiểu cho cơ quan Nhật Bản, điều này khiến bạn dễ bị đánh trượt và không được xét duyệt visa.


Bạn nên tham khảo giải đáp kỹ sư thực hành có thể đi Nhật không từ chuyên gia để hiểu rõ hơn về vấn đề này và tìm hiểu cơ hội đi Nhật cho người có bằng kỹ sư thực hành.


12.2. Người bị viêm gan B có đi Nhật theo diện kỹ sư được không?


Bị viêm gan B hoàn toàn có thể đi kỹ sư Nhật Bản, căn bệnh này chỉ bị cấm đi thực tập sinh, còn diện kỹ sư không có quy định cụ thể nên vẫn đi được. Để hiểu rõ hơn về điều kiện này, bạn hãy xem thêm viêm gan B đi kỹ sư tại Nhật ở bài viết này nhé.


Viêm gan B vẫn có thể đi Nhật theo diện kỹ sư


Viêm gan B vẫn có thể đi Nhật Bản diện kỹ sư


12.3. Đi kỹ sư Nhật Bản có bắt buộc trình độ tiếng Nhật không?


Có, tất cả các đơn đều yêu cầu tiếng, tiếng càng tốt thì phí đi càng thấp, thời gian bay nhanh và thu nhập cao hơn. Nếu lao động chưa đạt trình độ Nhật ngữ sẽ được tham gia khóa học đào tạo tiếng Nhật do xí nghiệp tổ chức. 


Để đạt trình độ tiếng N4 mất khoảng 4 tháng, N3 mất khoảng 6 tháng, điều này làm cho thời gian sang Nhật chậm hơn và phí cũng cao hơn (vì mất phí đào tạo tiếng).


12.4. Visa kỹ sư dễ đỗ đơn hàng không?


Visa kỹ sư khá khó đỗ đơn hàng, thông thường lao động bị đánh trượt vì 3 lý do phổ biến:



  • Không đạt điều kiện bằng cấp 

  • Lý lịch không “sạch”, đã từng vi phạm pháp luật,...

  • Đơn vị bảo lãnh sang Nhật có vấn đề


12.5. Kỹ sư có được làm việc trái ngành học không?


Người lao động đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư sẽ không được làm trái ngành, lao động bắt buộc phải làm đúng ngành nghề/chuyên ngành đã được đào tạo ở cao đẳng, đại học.


Xem thêm: [Giải đáp chi tiết] Kỹ sư xây dựng đi Nhật làm gì?


12.6. Từng trượt visa thực tập sinh, visa du học thì có xin được visa kỹ sư không?


Có. Ở Nhật quy định nếu trượt visa lần 1 thì lần 2 phải xin visa cấp cao hơn. Thứ tự xếp visa từ cao tới thấp như sau:



  • Visa vĩnh trú

  • Visa kỹ sư, kỹ thuật viên, kinh doanh

  • Visa phái cử, du lịch

  • Visa du học

  • Visa lao động (dành cho thực tập sinh)


Từng trượt visa thực tập sinh và visa du học vẫn có thể xin visa kỹ sư 


Từng trượt visa thực tập sinh và visa du học vẫn có thể xin visa kỹ sư 


Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến chương trình đi Nhật theo diện kỹ sư. Việc hiểu rõ bản chất đơn hàng, các điều kiện ứng tuyển, chi phí cần chuẩn bị, cách thức và quy trình đi Nhật theo diện kỹ sư là như thế nào sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất và tăng khả năng trúng tuyển.

Việc làm
Trang chủ
Việc làm
Việc làm
Hồ sơ
Hồ sơ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Menu
ddkbctdmca

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội

FacebookMessengerZalo