600
23/12/2022 - 11:57
Trước khi đi Nhật theo diện thực tập sinh, nhiều lao động cực kỳ lo ngại về cuộc sống thực tập sinh Nhật Bản vất vả, khó thích nghi và nhiều khó khăn gặp phải tại đất khách quê người. Vậy cuộc sống thực tế của những người lao động tại Nhật diễn ra như thế nào. Hãy cùng Hello Job tiết lộ ngay trong bài viết dưới đây qua chia sẻ của những người có kinh nghiệm lâu năm sinh sống tại Nhật Bản.
Cuộc sống xa nhà chưa bao giờ là dễ dàng đối với các thực tập sinh tại xứ sở hoa anh đào. Sự khác biệt về môi trường sống, nền văn hóa xa lạ, môi trường làm việc và ngôn ngữ là những “cú sốc” điển hình mà người lao động buộc phải đối mặt. Nếu như không thích ứng kịp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần, sức khỏe và công việc của các thực tập sinh.
Khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật theo diện thực tập sinh đồng nghĩa với các thực tập sinh phải sống trong một môi trường mới. Xa gia đình, xa bạn bè là điều không thể tránh khỏi. Đôi lúc người lao động sẽ cảm thấy cô đơn và cực kỳ lạc lõng, không tìm được người chia sẻ.
Cuộc sống thực tập sinh Nhật Bản không tránh khỏi lúc cô đơn
Ngoài ra, Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu ôn đới - cận nhiệt đới, mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thời tiết thay đổi thất thường. Mùa đông thường kéo dài xuống âm độ, tuyết rơi trong khi mùa hè oi bức, cực kỳ bức bối. Từ giữa hạ đến đầu thu bão đổ bộ thường xuyên vào Nhật Bản.
Khi mới sang Nhật, rất nhiều thực tập sinh không thể thích nghi với thời tiết. Đối với công việc làm ngoài trời, đặc biệt là ngành xây dựng sẽ khiến cho sức khỏe người lao động bị ảnh hưởng điển hình là dễ thiếu nước, gây đau đầu, máu không lưu thông,… Do đó, thực tập sinh cần tăng cường tập luyện thể dục, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sử dụng các sản phẩm như túi sưởi, khăn quàng đủ ấm, áo chống nắng,… để bảo vệ tốt sức khỏe của mình.
Nhiều lao động Việt Nam lạ lẫm trước môi trường sống khác biệt tại Nhật
Văn hóa của Nhật Bản tồn tại nhiều điểm rất khác so với văn hóa Việt, điều này được thể hiện rất rõ trong văn hoá làm việc, văn hóa giờ giấc, văn hóa giao tiếp, văn hóa ăn uống và sinh hoạt. Tuy cùng là những nước châu Á nhưng thực tập sinh phải mất thời gian dài mới có thể quen với nét văn hóa tại xứ sở hoa anh đào.
1- Văn hóa làm việc
Người Nhật có xu hướng lên kế hoạch chi tiết, cụ thể cho công việc. Ngoài ra, các công ty ở Nhật cũng đề cao sự phát triển của tinh thần làm việc nhóm, giúp đỡ người khác chứ không phải đề cao sự khác biệt của một cá nhân.
2- Văn hóa giờ giấc
Tuân thủ nghiêm ngặt giờ giấc là một nét đặc trưng ở Nhật. Đây cũng là điều tối thiểu để người Nhật xây dựng niềm tin với nhau. Nếu như bạn bị trễ hẹn do nguyên nhân khách quan thì hãy chủ động thông báo trước cho bên kia để không lãng phí thời gian.
Người Nhật luôn tới trước giờ hẹn
3- Văn hóa chào hỏi, giao tiếp
Tại Nhật, lời chào và kiểu chào như thế nào thường được quy định rõ. Các vị trí cấp bậc về tuổi tác, cấp bậc trong công việc khác nhau thì cách chào hỏi và thứ tự chào hỏi cũng khác nhau. Ngoài ra, cách cúi người chào hỏi như thế nào cũng việc mà người mới đặt chân đến đây cần làm quen trong cuộc sống thực tập sinh Nhật Bản.
4- Văn hóa ăn uống
Nhật Bản nổi tiếng với những món ăn sống, trong khi đó, các thực tập sinh Việt Nam lại quen với văn hóa ăn chín uống sôi. Sự khác biệt về cách chế biến món ăn, các lễ nghi trên bàn ăn cũng khiến người lao động gặp khó khăn khi hòa nhập.
5- Văn hóa sinh hoạt
Trong văn hóa sinh hoạt, người Nhật luôn đặt ra những quy tắc nhất định. Ví dụ khi bước vào nhà cần cởi giày dép để thể hiện sự lịch sự, khi ăn cơm không gõ bát hoặc cắm đũa lên bát cơm, khi ngủ không quay đầu về hướng Bắc, ban đêm không cắt móng tay, móng chân,… Người lao động cần tìm hiểu trước để tránh gặp phải tình huống khó xử khi sống tại đây.
Sự khác biệt về văn hóa là một khó khăn lớn trong cuộc sống thực tập sinh Nhật Bản
Vơi sự khác biệt về văn hoá là rào cản vô cùng lớn khiến người lao động cần thời gian dài để thích nghi. Những điều này có thể tạo áp lực cho thực tập sinh trong quá trình sinh sống và làm việc trong môi trường tập thể với người Nhật. |
Môi trường làm việc thay đổi cũng là việc mà người lao động mới sang cảm thấy áp lực và khó khăn trong cuộc sống thực tập sinh ở Nhật Bản. Thói quen đi trễ về sớm, trễ hẹn của nhiều bạn trẻ đã và đang đi ngược lại với quan điểm làm việc của người Nhật.
Người Nhật Bản được đánh giá là có tính kỷ luật vô cùng cao, công việc thường được triển khai một cách nghiêm túc, tuân theo các nguyên tắc nhất định. Ngoài ra, họ thường ghi chú cẩn thận các công việc cần làm trong ngày để nhắc nhở, đề cao tinh thần trách nhiệm và yêu cầu cao về năng suất công việc được giao.
Với khối lượng công việc lớn cùng với yêu cầu cao về môi trường làm việc, kết quả làm việc, nhiều lao động tại Nhật cảm thấy vô cùng áp lực khiến cho cuộc sống người Việt ở Nhật Bản vô cùng khó khăn và cần rất nhiều thời gian để thích ứng. Một trong những cách để bạn có thể hoàn thành tốt công việc đó là cần rèn luyện tính ngăn nắp, lên kế hoạch cụ thể cho từng lịch trình.
Khối lượng công việc lớn và yêu cầu công việc cao khiến người lao động bị áp lực
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng bậc nhất để người lao động có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc mới. Ngôn ngữ không đồng nhất khiến người lao động mới sang cảm thấy khó khăn và áp lực hơn trong cuộc sống thực tập sinh Nhật Bản. Phần lớn các thực tập sinh xuất khẩu lao động Nhật lại có trình độ ngoại ngữ chưa tốt, vốn từ còn ít. Chủ yếu chỉ giao tiếp được cơ bản sau thời gian học tiếng cấp tốc trong vòng 3-4 tháng, thêm cả sự thiếu tự tin khi giao tiếp với người lạ khiến cho nhiều người càng trở nên thu mình lại hơn.
Rào cản ngôn ngữ cũng khiến người lao động bị hạn chế nhiều mặt, như việc bày tỏ quan điểm của bản thân. Nhiều lao động cảm thấy stress, lạc lõng vì không biết họ đang nói cái gì, nên làm như thế nào và không tìm được người để tâm sự.
Rào cản về ngôn ngữ khiến nhiều người không thể giao tiếp, làm quen với môi trường mới trong đời sống thực tập sinh Nhật Bản
Để hiểu thêm về những điều cần lưu ý khi làm việc tại xứ sở mặt trời mọc, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về điều cấm kỵ khi làm việc tại Nhật.
Bên cạnh những khó khăn kể trên, việc trở thành thực tập sinh Nhật Bản vẫn mang lại nhiều cơ hội và lợi thế:
|
Cuộc sống thực tế của các thực tập sinh tại Nhật Bản đôi khi buộc phải đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Phải “tai nghe mắt thấy” chúng ta mới hiểu rõ được cuộc sống của những người xuất khẩu lao động không phải chỉ có màu hồng. Hãy cùng nghe chia sẻ, tâm sự của thực tập sinh Nhật Bản và những người đã sống tại đây.
1- Vlog chia sẻ về thu nhập của Hoàng Phúc JP
Kênh Vlog của Hoàng Phúc JP - tên đầy đủ là Lê Hoàng Phúc, được biết đến là một thực tập sinh lao động ở Nhật đã về nước. Anh thường chia sẻ lên kênh Youtube của mình những trải nghiệm của bản thân khi sống và làm việc tại xứ sở mặt trời mọc. Đồng thời hỗ trợ những kiến thức để giúp đỡ các bạn trẻ tìm được hướng đi Nhật thật tốt, thật tiết kiệm.
Trong một Vlog gần đây, khi chia sẻ về mức thu nhập của mình, chàng trai trẻ từng bộc bạch tháng lương cao nhất bản thân nhận được là hơn 30 triệu đồng. Anh cũng nói thêm: “Xài tiền Nhật riết mình thấy giá trị tiền Việt Nam khá nhỏ. Làm ở đây ba mấy triệu 1 tháng, về Việt Nam tháng chỉ có chục triệu thôi chắc mình thấy không muốn làm luôn.”
Như vậy, chia sẻ của Phúc cũng đem đến cho bạn góc nhìn mới về cuộc sống tại Nhật Bản. Dù phải đối diện với nhiều khó khăn nhưng chỉ cần cố gắng, người lao động hoàn toàn có thể hoàn thành mục tiêu kiếm thêm thu nhập như đã đề ra. Chính bản thân anh Hoàng Phúc cũng thừa nhận rằng, anh vẫn muốn tiếp tục sinh sống, làm việc tại Nhật Bản nếu có cơ hội.
Để xem thêm chia sẻ của Phúc, bạn có thể xem thêm video dưới đây:
Sống và làm việc tại Nhật Bản khiến người lao động phải đối mặt với nhiều áp lực như rào cản ngôn ngữ, chi phí sinh hoạt, … Tuy nhiên chỉ cần giữ được sự lạc quan, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu ban đầu bạn sẽ dễ dàng thích nghi với cuộc sống. Để có thể tâm sự và chia sẻ cùng nhau về cuộc sống tại Nhật, bạn có thể tham gia nhóm cộng đồng người Việt ở Nhật |
2- Vlog một ngày làm việc của Đức Thư Vlogs
Đức Thư Vlog, một lao động xuất khẩu đã sinh sống và làm việc tại Nhật Bản gần 4 năm, được mọi người biết đến qua kênh Vlog chia sẻ về cuộc sống ở Nhật. Trong video mới đây, chàng trai trẻ cũng đã quay Vlog về lịch trình 1 ngày làm việc của bản thân. Lịch trình của anh thường tuân theo giờ giấc cố định như sau:
Để hiểu hơn về cuộc sống thực tập sinh ở Nhật Bản của Đức Thư, bạn có thể xem tiếp video:
Cuộc sống thực tập sinh Nhật Bản tuy phải đối diện với nhiều khó khăn nhưng nếu người lao động chăm chỉ, nỗ lực làm việc thì sẽ gặt hái được mức lương tốt, tích luỹ nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, các thực tập sinh phải tuân theo những nguyên tắc sinh hoạt cố định về thời gian.
|
Dù đời sống thực tập sinh Nhật Bản có những khó khăn nhất định nhưng công việc đem lại mức thu nhập khá hậu hĩnh
Xem thêm:
Cuộc sống ở Nhật vô cùng vất vả đối với thực tập sinh khi phải đối mặt với những rào cản từ môi trường mới, đặc biệt là với những người lần đầu đặt chân tới đây. Để có thể sớm thích nghi với cuộc sống tại xứ sở hoa anh đào nhanh chóng, chúng tôi gửi đến bạn những lưu ý để cuộc sống tại Nhật thoải mái, đỡ vất vả hơn.
Người xưa có câu “nhập gia tùy tục”, như vậy, một trong những cách để nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống tại đây chính là tuân thủ theo những quy định tại Nhật Bản. Những quy định này bao gồm: quy định về chỗ ăn ở, quy định về phương tiện đi lại, các nguyên tắc trong công việc, quy tắc trong sinh hoạt.
1- Tuân thủ quy định chỗ ăn ở
Theo quy định, thực tập sinh sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh ở Nhật Bản sẽ được sắp xếp sống ở nghiệp đoàn trong 1 tháng. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ được tiếp xúc và học nội quy, quy định bên xí nghiệp đặt ra.
Sau khi hết thời gian này, bạn sẽ trở về với xí nghiệp tiếp nhận. Đơn bị sẽ chủ động bố trí cho lao động chỗ ăn ở, nghỉ ngơi và bắt đầu tiếp quản thực tập sinh. Cần lưu ý rằng, trong cuộc sống thực tập sinh Nhật Bản, các bạn thực tập sinh phải nghe theo sự chỉ đạo của phía xí nghiệp, tuyệt đối không tự ý thay đổi chỗ ở khi chưa có sự cho phép.
Thực tập sinh cần tuân thủ quy định về nơi ở
2- Quy định về phương tiện đi lại
Thông thường, bên công ty sẽ bố trí chỗ làm việc và chỗ ở của thực tập sinh gần nhau để tiện cho việc đi lại. Do đó, người lao động có thể lựa chọn đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng các phương tiện công cộng để tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Nếu như chỗ làm ở xa thì xí nghiệp sẽ bố trí ô tô đưa đón lao động. Ngoài ra để thực hiện tốt các quy tắc khi tham gia giao thông, người người động cần hiểu rõ các quy định Nhật Bản ban hành về đối với người đi bộ, người đi xe đạp, người điều khiển xe máy, ô tô.
Ở Nhật Bản cần tuân thủ đúng quy định khi tham gia giao thông
3- Nguyên tắc trong công việc
Nguyên tắc 5S được người Nhật xem là nguyên tắc bất thành văn khi triển khai công việc. Nguyên tắc này sẽ giúp cho người lao động chủ động sắp xếp công việc và nâng cao hiệu suất làm việc.
4- Quy tắc trong sinh hoạt
Để nhanh chóng hoà nhập với môi trường mới, các thực tập sinh cần tuân thủ những quy tắc này trong sinh hoạt, cụ thể như sau:
Trong cuộc sống thực tập sinh Nhật Bản nói riêng và cuộc sống tại Nhật nói chung cần phải tuân thủ theo những quy tắc trong sinh hoạt của người Nhật
Chi tiêu tại Nhật thường đắt đỏ hơn so với Việt Nam. Ngoài các khoản chi phí trang trải cuộc sống hằng ngày như ăn uống, sinh hoạt, sắm sửa quần áo, … người lao động còn phải chi ra một phần để thực hiện các nghĩa vụ (bảo hiểm, tiền thuế).
Để có thể tích lũy được khoản tiền lớn làm vốn khi quay về nước, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu khoa học, hợp lý. Hãy giảm bớt những cuộc vui chơi, tập trung và làm việc thật chăm chỉ để trau dồi thêm kinh nghiệm.
Ngoài ra tiết kiệm cũng là nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Để sớm quen dần với cuộc sống tại đây thì người lao động nên tuân theo lối sống này, bắt đầu từ việc hạn chế lãng phí thức ăn, siết chặt chi tiêu...
Trong cuộc sống thực tập sinh Nhật Bản người lao động cần có cách chi tiêu hợp lý nếu muốn tích luỹ và tiết kiệm được nhiều
Tôn trọng và lễ phép với người xung quanh, đặc biệt là những người có cấp bậc tuổi tác, cấp bậc công việc cao hơn là điều luôn được chú trọng tại Nhật Bản. Tôn trọng người khác cũng là tôn trọng bản thân và nhận được lại sự tôn trọng của người khác. Điều này không chỉ làm nâng lên giá trị của bạn mà còn giúp công việc của bạn dễ dàng hơn, được chia sẻ và giúp đỡ khi gặp khó khăn.
Cách thể hiện sự lễ phép, tôn trọng trong văn hóa Nhật luôn rất đa dạng, điều này được thể hiện rõ qua những cách chào hỏi, tư thế chào và thái độ đối với từng người. Ngoài ra khi trao đổi danh thiếp với nhau, họ sẽ đưa bằng hai tay và cúi đầu nhận lấy. Nếu địa vị của người nào thấp hơn thì sẽ chủ động hạ thấp tấm danh thiếp của mình khi trao đổi.
Tôn trọng những người xung quanh là nét đặc trưng tại Nhật
Nhiều bạn lo lắng đi xuất khẩu nhật có cần bằng cấp không, bởi người Nhật rất coi trọng giáo dục. Thực tế, một trong những lý do để các nhà tuyển dụng Nhật Bản lựa chọn lao động Việt Nam là bởi truyền thống về đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực và có ý chí, bên cạnh việc có bằng cấp. Do đó, khi làm việc tại xứ sở hoa anh đào, bạn hãy cố gắng phát huy những ưu điểm này để sớm hòa nhập với công việc và đem lại hiệu suất cao.
Tại Nhật Bản, tính nhẫn nại và khiêm tốn được các xí nghiệp cực kỳ đề cao. Chính vì vậy, việc có và rèn luyện được 2 đức tính này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống thực tập sinh Nhật Bản. Có thể hiệu suất công việc bạn mang lại chưa tốt, nhưng nếu bạn hết lòng vì công việc, nỗ lực hoàn thành hết sức phần công việc được giao cũng được người Nhật đánh giá cao và có nhiều ưu ái. Chính vì vậy
Trong thời gian sống và làm việc tại Nhật Bản, bạn sẽ phải đối mặt với những chuyện bất bình khác nhau, ví dụ như mâu thuẫn với bạn cùng phòng, bất đồng ý kiến với cấp trê... Bạn nên bình tĩnh để có thể xử lý mọi chuyện khôn ngoan hơn, không hấp tấp, bốc đồng trong lời nói và hành vi. Ngoài ra, tính nhẫn nại và khiêm tốn cũng giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn, giúp bản thân tự nhìn lại mình để đánh giá và rút kinh nghiệm để phát triển tốt bản thân.
Để làm việc tốt hơn, rèn luyện tính nhẫn nại và khiêm tốn là điều vô cùng cần thiết
Người lao động sống và làm việc tại nơi đất khách quê người buộc phải đối diện với những thách thức như bất đồng ngôn ngữ, rào cản về văn hóa, khác biệt về môi trường sống và làm việc. Để có thể thích ứng với những điều này, bạn cần nhìn nhận mọi việc bằng thái độ tích cực và giữ được tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Thái độ tích cực sẽ giúp bạn tiếp nhận mọi rào cản dễ dàng hơn để từ đó bình tĩnh tìm ra hướng giải quyết. Ngoài ra, sự lạc quan còn giúp người lao động ổn định về tâm lý, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách với sự nỗ lực cao nhất. Từ đó nâng cao hiệu suất làm việc, cải thiện được các mối quan hệ...
Luôn giữ tinh thần lạc quan để cuộc sống thực tập sinh ở Nhật Bản trở nên dễ dàng hơn
Cuộc sống thực tập sinh Nhật Bản chưa bao giờ là điều dễ dàng. Để nhận được mức lương hậu hĩnh, bạn cần phải đánh đổi bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng của bản thân. Chặng đường phía trước ngày càng rộng mở, điều quan trọng là bạn có đủ kiên định để theo đuổi công việc tới cùng, có quyết tâm với mục tiêu ban đầu của mình hay không.
Hy vọng bài viết trên đã cho bạn thấy góc nhìn chân thực nhất về cuộc sống thực tập sinh Nhật Bản. Nếu bạn đang quan tâm đến các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, hoặc đang băn khoăn không biết nên lựa chọn đơn hàng nào, hãy liên hệ với Sàn xuất khẩu lao động Nhật Hello Job. Đơn vị tự hào là nền tảng xuất khẩu lao động hàng đầu Việt Nam, đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng giải đáp băn khoăn của bạn.
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội