Đi tu nghiệp sinh Nhật Bản: Khái niệm, điều kiện, chi phí, lợi ích!

600

16/03/2023 - 10:41


Với chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản, lao động thường không hiểu rõ bản chất, mục đích, thời hạn, điều kiện tham gia hay quyền lợi được nhận. Để nắm rõ toàn bộ thông tin xoay quanh chương trình tu nghiệp sinh, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.


1. Đi tu nghiệp sinh Nhật Bản là gì?


Tu nghiệp sinh là chương trình được hỗ trợ bởi chính phủ nhằm đưa nguồn nhân lực sang các nước tiên tiến để học tập và cải thiện tay nghề, nghiệp vụ với mục đích sau khi trở về đất nước, họ có thể đóng góp vào quá trình chuyển đổi kinh tế của đất nước.


Từ năm 2006, IMM Japan (Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản) đã kết hợp cùng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phát triển thành công chương trình tu nghiệp.


Đối tượng của chương trình là các bạn trẻ đến từ các quốc gia khác nhau, nằm trong độ tuổi 18 - 30 tuổi. Các ứng viên cần có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu về trình độ học vấn hoặc kỹ năng cần thiết để tham gia vào các chương trình đào tạo và hoàn thành tốt các yêu cầu công việc tại Nhật Bản


Chương trình tu nghiệp sinh được 2 nước cùng ký kết và phát triển


Chương trình tu nghiệp sinh được 2 nước cùng ký kết và phát triển


2. Mục đích chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản 


Chương trình tu nghiệp sinh ở Nhật Bản định hướng rõ những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn như sau:



  • Tạo dựng nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn qua việc chuyển giao công nghệ để phục vụ sản xuất, kinh doanh cho Nhật Bản và Việt Nam. Các doanh nghiệp, tổ chức trong nước cũng như quốc tế đều có thể tận dụng nguồn nhân lực này để cải thiện năng lực sản xuất và kinh doanh của mình.

  • Hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển sản xuất, sau này trở về Việt Nam cống hiến trong thời kỳ hội nhập, hợp tác hóa, quốc tế hóa. Chương trình được thiết kế để tạo cơ hội cho các bạn trẻ học hỏi về văn hóa, kỹ năng và công nghệ tại Nhật.

  • Lao động vận dụng kiến thức được đào tạo vào thực tiễn để định hình và phát triển bản thân, xã hội khi về nước.


Mục đích của chương trình tu nghiệp là giúp các quốc gia có nguồn nhân lực giàu chuyên môn


Mục đích của chương trình tu nghiệp là giúp các quốc gia có nguồn nhân lực giàu chuyên môn


3. Thời hạn đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản


Lao động có thể lựa chọn đi tu nghiệp sinh tại Nhật thời hạn 1 năm hoặc 3 năm. Sau khi sang Nhật lao động sẽ học việc 1 tháng đầu tại nghiệp đoàn, từ tháng thứ 2 về đúng xí nghiệp để làm việc và nhận mức thu nhập theo thỏa thuận trên hợp đồng, được bảo vệ bởi luật lao động.


4. Điều kiện tham gia tu nghiệp sinh tại Nhật Bản là gì?


Xác định chi tiết các điều kiện tham gia tu nghiệp sinh Nhật Bản sẽ giúp lao động chuẩn bị tốt mọi thủ tục khi ứng tuyển đơn hàng:



  • Điều kiện độ tuổi và giới tính: Từ 18 tuổi trở lên, tuyển cả nam và nữ



  • Điều kiện ngoại hình và sức khỏe: Nam cao từ 1m6, nặng trên 50kg, Nữ từ 1m5, nặng trên 45kg; Sức khỏe tốt, không mắc nhóm bệnh truyền nhiễm do pháp luật quy định



  • Điều kiện học vấn và Nhật ngữ: Tốt nghiệp THCS/ THPT; Đạt N4 trở lên



  • Điều kiện kinh nghiệm và ngành nghề: Tùy vào ngành nghề có thể yêu cầu kinh nghiệm hoặc không; Hiện có 85 ngành nghề theo quy định của OTIT



  • Điều kiện pháp lý để xin visa: Trước đó chưa từng xin visa, không có tiền án, tiền sự



  • Điều kiện thủ tục: Hồ sơ có 10 giấy tờ, quy trình gồm 5 bước 



  • Điều kiện tài chính: Chuẩn bị khoảng 98.2 triệu đồng


Để xác định bản thân có đáp ứng đủ các điều kiện đi Nhật hay không, bạn hãy tìm hiểu chi tiết hơn điều kiện đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản là gì nhé.


Lao động phải đạt tình trạng sức khỏe tốt, không mắc một trong các bệnh bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản


Lao động phải đạt tình trạng sức khỏe tốt, không mắc một trong các bệnh bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản


5. Tổng chi phí đi tu nghiệp sinh Nhật Bản


Người lao động cần chuẩn bị khoảng 98.2 triệu đồng để tham gia chương trình tu nghiệp sinh ở Nhật Bản. Chi phí này bao gồm:



  • Chi phí khám sức khỏe

  • Chi phí khóa học đào tạo nguồn

  • Chi phí dịch vụ môi trường

  • Chi phí đào tạo Nhật ngữ

  • Chi phí chuẩn bị thủ tục

  • Chi phí phát sinh


Mức chi phí bạn cần bỏ ra để tham gia chương trình chịu sự tác động của 4 yếu tố, bao gồm thời gian đi tu nghiệp, địa điểm làm việc, loại đơn hàng và đơn vị xuất khẩu:



  • Thời gian đi tu nghiệp: Đơn hàng 1 năm rẻ hơn đơn hàng 3 năm khoảng 1/3 lần, chủ yếu do giảm khoản phí dịch vụ và phí phát sinh.

  • Địa điểm làm việc: Công việc làm trong xưởng thường không yêu cầu nhiều về sức lực, môi trường thuận lợi nên chi phí đi cao so với làm việc ngoài trời.

  • Loại đơn hàng: Các đơn hàng may mặc, điều dưỡng, xây dựng được chính phủ hỗ trợ giảm phí do nhu cầu nguồn nhân lực lớn.

  • Đơn vị xuất khẩu: Các sàn xuất khẩu lao động uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm khoản phí môi giới. 


Chi phí đi tu nghiệp sinh Nhật Bản là yếu tố vô cùng quan trọng, hãy chắc chắn bạn hiểu rõ từng khoản phí để lên kế hoạch chuẩn bị điều kiện kinh tế phù hợp.


Liên hệ sàn xuất khẩu lao động để được hỗ trợ các khoản chi phí tham gia chương trình tu nghiệp


Liên hệ sàn xuất khẩu lao động để được hỗ trợ các khoản chi phí tham gia chương trình tu nghiệp


6. Thu nhập của tu nghiệp sinh Nhật Bản


Đi tu nghiệp tại Nhật Bản nhận mức lương cơ bản từ 22 - 30 triệu đồng/ tháng. Sau khi trừ các khoản chi tiêu bắt buộc (bảo hiểm, thuế, tiền nhà), thu nhập thực lĩnh dao động từ 18 - 26 triệu đồng/ tháng. Lao động có thể chọn làm thêm giờ để tăng thu nhập thêm 5 - 10 triệu đồng. So với nhiều công việc tại Việt Nam, mức lương này được đánh giá vô cùng cao và có triển vọng. Đến năm thứ 3, tu nghiệp sinh có thể tích góp được số tiền lên đến 1 tỷ đồng.


7. Ngành nghề đi tu nghiệp sinh Nhật Bản


Trước đây chính phủ Nhật Bản quy định 77 ngành nghề đi xuất khẩu lao động Nhật. Đến năm 2021, OTIT (đơn vị hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản) đã cập nhật số lượng lên đến 85 ngành nghề. 85 ngành này được chia thành 7 nhóm chi tiết như sau:



  • Nhóm ngành nông nghiệp: Trồng rau nhà kính, trồng cây ăn quả, làm ruộng,…

  • Nhóm ngành ngư nghiệp: Câu mực, đánh bắt cá, nuôi trồng tôm,…

  • Nhóm ngành chế biến thực phẩm: Đóng hộp, chế biến đồ ăn nhanh, gia công xử lý hải sản,…

  • Nhóm ngành xây dựng: Làm thợ mộc, giàn giáo, khoan giếng,…

  • Nhóm ngành dệt may: May đồ áo trẻ em, nhuộm màu, sản xuất vải,…

  • Nhóm ngành cơ khí và kim loại: Đúc sản phẩm làm từ kim loại màu, hàn kim loại, ép kim loại,…

  • Nhóm ngành khác: Đóng sách, in offset,…


Tu nghiệp sinh làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp


Tu nghiệp sinh làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp


8. Chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản của tu nghiệp sinh 


Tổng chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản của tu nghiệp sinh dao động từ 5 - 11 triệu đồng/ tháng. Khoản chi tiêu này bao gồm chi phí ăn ở, chi phí bảo hiểm, chi phí đóng thuế theo quy định của pháp luật nước sở tại:



  • Chi phí ăn ở: Nếu tiết kiệm thì ăn 10.000 - 20.000 Yên/tháng, tiền nhà có xí nghiệp miễn giảm, có xí nghiệp không miễn, khoản chi từ 0 - 25.000 Yên/tháng. Tổng chi phí ăn ở 10.000 - 45.000 Yên/ tháng (1.7 - 8 triệu đồng/ tháng)

  • Chi phí bảo hiểm: Đóng bảo hiểm tư nhân và bảo hiểm sức khỏe, khoảng 15.000 - 20.000 Yên/ tháng (2.6 - 3.5 triệu đồng/ tháng).

  • Chi phí đóng thuế: Nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế thị dân, khoảng 1.500 - 2.500 Yên/ tháng (269.000 - 359.000 đồng/ tháng). 


Tu nghiệp sinh phải nộp các loại thuế và bảo hiểm theo đúng quy định pháp luật Nhật


Tu nghiệp sinh phải nộp các loại thuế và bảo hiểm theo đúng quy định pháp luật Nhật


9. Quyền lợi và nghĩa vụ của tu nghiệp sinh Nhật Bản


Khi tham gia chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản, lao động nhận được những quyền lợi nhất định trong và sau khi hoàn thành hợp đồng:



  • Được đào tạo nâng cao tay nghề, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ 

  • Trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại

  • Hưởng trợ cấp 80.000 Yên/ tháng (tương đương 14 triệu đồng/ tháng) trong tháng đầu tiên

  • Được hỗ trợ khi phát sinh rủi ro, chẳng hạn như xí nghiệp xảy ra vấn đề bất khả kháng khiến lao động phải quay về nước trước thời hạn thì trợ cấp 48.000 Yên x số tháng còn lại đối với năm đầu; 54.000 Yên x số tháng còn lại đối với năm thứ 2; 60.000 Yên x số tháng còn lại đối với năm thứ 3

  • Nhận trợ cấp 36 triệu đồng với đơn hàng 1 năm, 108 triệu đồng với đơn hàng 3 năm sau khi hoàn thành hợp đồng


Bên cạnh được hưởng những quyền lợi tốt nhất, lao động cũng phải thực hiện các nghĩa vụ:



  • Tuân thủ các quy định đặt ra bởi công ty, xí nghiệp

  • Tuân thủ pháp luật Nhật Bản tuyệt đối

  • Tuân thủ thời hạn hợp đồng 

  • Tham gia bảo hiểm theo quy định pháp luật gồm bảo hiểm tư nhân và bảo hiểm sức khỏe


Tu nghiệp sinh có nghĩa vụ tuân thủ tuyệt đối các quy định pháp luật ở nước sở tại


Tu nghiệp sinh có nghĩa vụ tuân thủ tuyệt đối các quy định pháp luật ở nước sở tại


10. Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản 


Việc hòa nhập với môi trường làm việc mới là nỗi lo nhiều tu nghiệp sinh đang phải đối mặt. Dưới đây là một số khái quát về cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật bạn có thể tham khảo để bớt bỡ ngỡ.



  • Sinh hoạt thường nhật: Nhà ở được xí nghiệp bố trí (có thể mất phí hoặc không); bữa trưa được công ty hỗ trợ, lao động phải tự chuẩn bị bữa tối và sáng; phương tiện di chuyển là xe đạp hoặc các phương tiện công cộng (tàu điện ngầm, bus)

  • Môi trường làm việc: Vô cùng khắt khe, đòi hỏi lao động làm hết năng suất và tỉ mỉ trong từng thao tác. Việc tiếp xúc với môi trường máy móc, công nghệ hiện đại cũng giúp lao động mở mang kiến thức.

  • Khó khăn trong cuộc sống: Bất đồng ngôn ngữ, khác biệt văn hóa làm việc, áp lực kinh tế và nỗi cô đơn khi xa quê hương.


Để bước đầu hình dung về cuộc sống sinh hoạt và làm việc tại xứ sở hoa anh đào, bạn hãy tìm hiểu về thực tế cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản nhé.


Lao động thay đổi môi trường sống phải đối mặt với nhiều khó khăn


Lao động thay đổi môi trường sống phải đối mặt với nhiều khó khăn


11. Quy trình 6 bước đi tu nghiệp sinh Nhật Bản 


Để tham gia các đơn hàng tu nghiệp sinh ở Nhật Bản, người lao động cần thực hiện đầy đủ quy trình 6 bước dưới đây:



  • Bước 1: Lựa chọn đơn vị xuất khẩu uy tín, nhận tư vấn đơn hàng phù hợp

  • Bước 2: Tiến hành khám sức khỏe và đặt cọc trước 10 triệu đồng

  • Bước 3: Tham gia lớp học đào tạo nguồn và thi tuyển

  • Bước 4: Nhận tin đỗ đơn hàng và chuẩn bị các khoản phí đợt 1

  • Bước 5: Tham gia khóa học đào tạo tay nghề chuyên sâu và học tiếng

  • Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ và xuất cảnh, nộp nốt các khoản phí đợt 2


12. Cơ hội việc làm của tu nghiệp sinh Nhật Bản về nước 


Chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản là cơ hội để người lao động phát triển bản thân sau khi về nước. Với số vốn và kinh nghiệm đã tích lũy, bạn hoàn toàn có thể xây dựng những định hướng riêng:



  • Tự khởi nghiệp: Dựa vào số vốn tích góp, người lao động tự mở cửa hàng kinh doanh, buôn bán,....



  • Làm việc tại đơn vị xuất khẩu lao động: Ứng tuyển các công việc như nhân viên hỗ trợ, nhân viên định hướng,…



  • Làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản: Các công ty thường ưu tiên lao động có kinh nghiệm làm việc thực tế tại Nhật Bản, sẵn sàng chi trả mức lương cao.



  • Làm việc tại doanh nghiệp được Nhật Bản rót vốn đầu tư: Cơ hội được nhận vào làm việc vô cùng cao, khả năng thăng tiến tốt.



  • Trở thành giáo viên dạy tiếng Nhật: Với khả năng sử dụng tiếng Nhật thành thạo và các chứng chỉ Nhật ngữ đạt được, lao động có thể mở lớp dạy tiếng Nhật hoặc làm việc tại các trung tâm.


Để tìm hiểu những lợi ích chương trình tu nghiệp sinh mang lại cho người lao động, bạn hãy xem thêm bài viết [7 Lý do] Có nên đi tu nghiệp sinh Nhật Bản hay không nhé.


Tu nghiệp sinh có thể trở thành giáo viên tiếng Nhật khi về nước


Tu nghiệp sinh có thể trở thành giáo viên tiếng Nhật khi về nước


13. 4 câu hỏi thường gặp về chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản


Hình thức tu nghiệp nhận được sự quan tâm lớn từ phía người lao động, kéo theo đó là nhiều băn khoăn đặt ra khi tìm hiểu về chương trình. Bạn hãy cùng Hello Job giải đáp toàn bộ thắc mắc dưới đây.


1 - So sánh chương trình tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản


Về bản chất, cả hai hình thức đều là chương trình đi xuất khẩu. Để trở thành thực tập sinh, lao động phải hoàn thành khóa tu nghiệp. Trước nhu cầu về nhân lực đang tăng lên, phía chính phủ Nhật đã giảm thời gian tu nghiệp xuống còn 1 - 2 tháng (trước đó là 6 tháng - 1 năm). Nhìn chung, chương trình tu nghiệp sinh và thực tập sinh khác nhau ở 4 yếu tố:



  • Mục tiêu sang Nhật: Tu nghiệp sang Nhật để học việc, sau đó về Việt Nam cống hiến, còn thực tập sinh chủ yếu làm việc và ở Nhật lâu dài.



  • Visa: Tu nghiệp sinh ở Nhật với tư cách lưu trú “tu nghiệp”, còn thực tập sinh có tư cách lưu trú “hoạt động chỉ định đặc biệt”.



  • Lương cơ bản hàng tháng: Tu nghiệp sinh nhận hỗ trợ 14 triệu đồng/ tháng, trong khi thực tập sinh có mức thu nhập cơ bản khoảng 22 - 30 triệu đồng/ tháng



  • Chế độ bảo hiểm: Tu nghiệp sinh tham gia bảo hiểm tư nhân và bảo hiểm sức khỏe. Thực tập sinh được tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm, từ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế đến bảo hiểm hưu trí.


Sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh thường khiến nhiều lao động phải băn khoăn. Bạn nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này trước khi quyết định sang Nhật xuất khẩu.


2 -Tu nghiệp sinh Nhật Bản về nước có quay lại được không?


Đi tu nghiệp tại Nhật Bản về nước có thể quay lại Nhật bằng các con đường như du học, làm cho công ty Nhật, kết hôn với người Nhật, trở thành kỹ sư hoặc tham gia chương trình visa kỹ năng đặc định. Tuy vậy, để quay lại Nhật lần 2 đi học hay đi làm đều phải đảm bảo các điều kiện nhất định, bạn nên tham khảo thông tin tu nghiệp sinh về nước muốn quay lại Nhật Bản cần những gì để có sự chuẩn bị tốt nhất.


3 - Chương trình tu nghiệp sinh có gì thay đổi so với trước đây?


Ngoài thay đổi về thời gian tu nghiệp từ 1 - 2 năm xuống còn 1 tháng, chương trình này còn một số thay đổi khác:



  • Về vấn đề xin thị thực: Lao động được phép gia hạn thêm 2 năm sau khi hoàn thành đơn hàng 3 năm và trở thành thực tập sinh kỹ năng số 3.

  • Về cơ hội quay lại Nhật lần 2: Tu nghiệp sinh giờ đây có nhiều cơ hội trở lại hơn, tuy nhiên cần đáp ứng các điều kiện cơ bản do phía chính phủ Nhật yêu cầu.


Tu nghiệp sinh có nhiều cơ hội trở lại làm việc tại Nhật hơn trước đây


Tu nghiệp sinh có nhiều cơ hội trở lại làm việc tại Nhật hơn trước đây


4 - Tốt nghiệp đại học rồi có nên đi tu nghiệp sinh?


Tốt nghiệp đại học có nên đi tu nghiệp không tùy vào từng người. Do bản chất chương trình tu nghiệp tiếp nhận lao động phổ thông nên nhiều người có bằng cấp cao băn khoăn liệu bản thân có phù hợp. Tuy vậy, đây là cơ hội tốt để lao động phát triển bản thân và ổn định cuộc sống, mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn và tăng cơ hội làm việc lâu dài ở Nhật. Để có được quyết định sáng suốt nhất, bạn hãy xem chuyên gia giải đáp tốt nghiệp đại học có nên đi tu nghiệp sinh không nhé.


Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp về chương trình đi tu nghiệp sinh Nhật Bản. Hy vọng với những giải mã chi tiết về bản chất, mục đích, thời hạn, chi phí, điều kiện và các vấn đề liên quan, bạn đọc sẽ cân nhắc về cơ hội tham gia tu nghiệp và đưa ra quyết định phù hợp.

Việc làm
Trang chủ
Việc làm
Việc làm
Hồ sơ
Hồ sơ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Menu
ddkbctdmca

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội

FacebookMessengerZalo