[VLOG thực tế] Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản

600

21/02/2023 - 10:07


Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản chưa bao giờ là dễ dàng với sự khác biệt lớn về môi trường, thời gian làm việc hay phương tiện di chuyển... Hiểu rõ về hoạt đồng hàng ngày cũng như khó khăn tu nghiệp sinh phải đối mặt sẽ giúp bạn chuẩn bị hành trang vững chắc cho cuộc sống ở Nhật Bản sau này. 


1. Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản trong sinh hoạt hằng ngày


Khi gia nhập thị trường lao động ở Nhật đồng nghĩa với việc tu nghiệp sinh có những thay đổi mới về nơi ở, ăn uống, phương tiện di chuyển với những chi phí sinh hoạt khác nhau. 


1- Nhà ở


Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản sẽ có sự thay đổi mới về nơi ở. Tu nghiệp sinh tham gia làm việc tại Nhật sẽ được các xí nghiệp, công ty bố trí nhà ở. Thông thường, nhà ở này sẽ là khu ký túc xá sinh hoạt chung và tùy vào công ty mà bạn sẽ được ở miễn phí hoặc phải chi trả một phần chi phí nhỏ hàng tháng, khoảng từ 10.000 đến 15.000 Yen, tương đương từ khoảng 1,5 - 2,5 triệu đồng. 


Những khu ký túc xá này luôn được trang bị đầy đủ nội thất cũng như tiện nghi cơ bản để phục vụ sinh hoạt, đồng thời có sự thuận tiện trong việc di chuyển đến công ty. Tuy nhiên khi lựa chọn ở đây, tu nghiệp sinh thường cảm thấy gò bó, không có không gian riêng và chọn cách thuê nhà bên ngoài. 


Điều này giúp bạn có không gian riêng tư, thoải mái hơn nhưng lại phải chi trả một khoản tiền nhà khá cao, từ khoảng 20.000 đến 30.000 Yen mỗi tháng (khoảng 3-5 triệu đồng). 


Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản trong nhà ở


Cuộc sống của tu nghiêp sinh tại Nhật Bản có sự thay đổi mới về chỗ ở


2- Phương tiện di chuyển


Nếu như ở Việt Nam, bạn có thể đi làm bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt thì ở Nhật, phương tiện di chuyển chủ yếu là xe đạp. Đây cũng là điều mới mẻ trong cuộc sống tu nghiệp sinh tại Nhật Bản.


Xe đạp là phương tiện di chuyển phổ biến của người dân đất nước mặt trời mọc bởi giá thành hợp lý, phù hợp cho nhiều đối tượng bao gồm cả tu nghiêp sinh Nhật Bản. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn di chuyển bằng tàu điện ngầm, vừa đảm bảo an toàn vừa giúp tiết kiệm chi phí cũng như tránh được sự ùn tắc giao thông vào những giờ cao điểm. 


Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản trong phương tiện di chuyển


Phương tiện di chuyển chủ yếu là xe đạp, ngoài ra tu nghiệp sinh có thể lựa chọn di chuyển bằng tàu điện ngầm


3- Ăn uống


Sự thay đổi trong cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản còn thể hiện trong ăn uống thường ngày. Tu nghiệp sinh thường làm việc 8 tiếng vào ban ngày ở công ty, vì vậy bữa trưa sẽ được ăn miễn phí tại nơi làm việc, bạn chỉ cần chuẩn bị bữa sáng và bữa tối. Thông thường, tu nghiệp sinh thường đi chợ nấu cơm 2 bữa này tại nhà hoặc mua ở các nhà hàng sau 8 giờ tối để tiết kiệm chi phí.


4- Chi phí sinh hoạt


Mức chi phí sinh hoạt của tu nghiệp sinh tại Nhật cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào: khu vực sinh sống, mức chi tiêu hay khả năng tiết kiệm của mỗi người... . Chẳng hạn nếu bạn sinh sống ở các thành phố lớn như Tokyo hay vùng Kanto thì chi phí tiền nhà, tiền ăn uống, điện nước khá cao. Ngược lại, ở các tỉnh thành như Hokkaido hay vùng Tohoku thì chi phí sinh hoạt khá thấp. Đây là sự thay đổi mà lao động cần lưu ý trong cuộc sống tu nghiệp sinh tại Nhật Bản.


Nhìn chung, chi phí ăn uống sẽ khoảng 15.000 - 20.000 Yen/tháng, chi phí điện, nước và gas sẽ khoảng 10.000 Yen/tháng. Cùng với các khoản phí nhà, di chuyển,.. tu nghiệp sinh thường phải chi khoảng 50.000 - 70.000 Yen/tháng. Nếu bạn thường có những buổi liên hoan, tụ tập bạn bè hay không may ốm đau,... thì mức phí này có thể tăng cao hơn. 


Nhưng nếu sống tiết kiệm thì bạn chỉ có thể mất khoảng 40.000 - 60.000 Yen/tháng, tương đương với 8 - 10 triệu đồng. 


Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản trong ăn uống


Chi phí sinh hoạt ở Nhật dao động từ 50.000 - 70.000 Yen/ tháng









Tu nghiệp sinh có thể tham khảo thêm về cuộc sống người Việt tại Nhật để có thể hiểu hơn về những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày ở đất nước này.



2. Môi trường làm việc của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản 


Bên cạnh cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản thì môi trường làm việc của tu nghiệp sinh nơi đây cũng là điều mà nhiều lao động quan tâm. Sau khi đáp chuyến bay và nhập cảnh thành công vào nước Nhật, tu nghiệp sinh sẽ được hướng dẫn làm những thủ tục cần thiết và hỗ trợ chỗ ăn từ nghiệp đoàn. Trong 1 tháng đầu ở đất nước này là khoảng thời gian để học tiếng cũng như những kiến thức cơ bản về cuộc sống Nhật và những nội quy, quy định của xí nghiệp. 


Kết thúc 1 tháng học, bạn sẽ trở thành tu nghiệp sinh và bắt đầu cuộc sống mới tại công ty, xí nghiệp theo hợp đồng lao động đã ký. Trong năm đầu tiên lao động tại Nhật, bạn sẽ nhận được khoản trợ cấp khoảng 80.000 Yen/tháng. 


Qua năm thứ 2, sau khi đã thi đậu và chuyển từ tu nghiệp sinh sang thực tập sinh, bạn sẽ nhận được mức lương từ 120.000 - 150.000 Yen/tháng, mức lương này chưa bao gồm làm thêm ngoài giờ. Vì vậy, thu nhập cuối tháng của tu nghiệp sinh sẽ khá cao, đủ để bạn có cuộc sống thoải mái và có khoản tiết kiệm cho bản thân. 


Ngoài ra, các xí nghiệp/ nhà máy tại Nhật đều được trang bị đầy đủ máy móc, công nghệ hiện đại, tu nghiệp sinh khi làm việc tại đây không chỉ được tiếp cận, học hỏi môi trường làm việc phát triển mà còn được làm những công việc nhẹ nhàng, không phải mang vác hay làm việc quá mệt. 


Tuy nhiên, người Nhật cũng được biết đến với những tính cách khắt khe, cẩn thận và tỉ mỉ. Tu nghiệp sinh khi làm việc ở môi trường này cũng phải chuyên tâm hơn trong công việc, bỏ thói quen “đi trễ về sớm”, cần có được tính kỷ luật cao, hoàn thành tốt công việc được giao để nhận được sự tín nhiệm từ công ty. 


Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản trong môi trường làm việc


Môi trường làm việc tại Nhật khá khắt khe nhưng sau khi đã thích nghi, tu nghiệp sinh sẽ nhận được thành quả xứng đáng 









Sự kỷ luật của người Nhật rất cao, trong công việc thường có những yêu cầu cao nhất để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Đây cũng là một vấn đề khiến nhiều lao động Việt mới sang bị “ngợp”. Tuy nhiên, trải qua một thời gian làm việc, tu nghiệp sinh sẽ nhận ra chính sự khắt khe này sẽ tạo nên những thói quen vô cùng tốt, giúp bạn hoàn thành tốt công việc, vừa phát triển bản thân vừa tăng thu nhập.  



3. Hé lộ thực tế cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản


Không chỉ là những bài viết đơn thuần, những Vlog chia sẻ về cuộc sống tu nghiệp sinh tại Nhật Bản cũng hé lộ thực tế cuộc sống lao động tại đất nước mặt trời mọc. Bạn có thể tìm hiểu Vlog “Cuộc Sống Nhật - 25: Một ngày làm việc qua rất nhanh ở Nhật” của Plena Phan. Đây là Vlog Youtube của một bạn thực tập sinh Nhật Bản với chia sẻ những câu chuyện đơn giản xoay quanh cuộc sống hàng ngày của bạn với công việc chính là làm việc tại các công trường. 


Một ngày của Plena Phan khá đơn giản, là những hành trình, công việc lặp đi lặp lại khá giống nhau. 



  • 4h30: Thức dậy, vệ sinh cá nhân, nấu đồ ăn sáng và chuẩn bị bữa trưa để mang đi làm. 

  • 5h25: Di chuyển tới công trường bằng xe tải của công ty. Thông thường, mỗi ngày sẽ mất khoảng hơn 2 tiếng để di chuyển nên thường phải đi từ sáng sớm và về khi đã tối muộn.   

  • 8h: Bắt đầu vào làm ca sáng. 

  • 12h05: Kết thúc ca sáng và được nghỉ trưa, ăn uống và nghỉ trưa khoảng nửa tiếng. 

  • 12h50: Bắt đầu ca làm việc buổi chiều. 

  • 5h15: Kết thúc ngày làm việc và trở về bằng xe tải. Vào những ngày không có người đưa đón, tu nghiệp sinh phải chờ tàu điện ngầm để về nhà.

  • 7h30: Về đến nhà, nghỉ ngơi, ăn uống và học bài. 


Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản lặp lại khá giống nhau


Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản lặp lại khá giống nhau


Từ Vlog, người xem dễ dàng cảm nhận được một cuộc sống không quá vất vả tại Nhật, mỗi ngày tu nghiệp sinh làm việc đủ 8 tiếng, không bị ép tăng ca hay làm những công việc quá mệt nhọc. Tuy nhiên, cuộc sống cũng khá cô đơn, mọi người không quá thân thiện hay gần gũi với nhau. 


Đặc biệt, Vlog cũng đã cho khán giả thấy được những nét khác biệt cơ bản trong văn hóa của người Nhật như không thích bị quay thẳng mặt. Nhưng Plena Phan hay những tu nghiệp sinh khác đã thích nghi khá nhanh, dễ dàng hội nhập và không gặp những khó khăn về khác biệt văn hóa trong cuộc sống. 


Bạn có thể xem thêm Vlog một ngày của thực tập sinh Nhật Bản để có thể hiểu rõ hơn. 



4. Khó khăn trong cuộc sống tu nghiệp sinh tại Nhật Bản


Lựa chọn qua Nhật đồng nghĩa với việc bạn phải chịu rất nhiều những khó khăn trong văn hoá và sinh hoạt. Dưới đây là những khó khăn trong cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản


1- Khác biệt về văn hóa sinh hoạt


Sự khác biệt trong văn hóa sinh hoạt là một trong những khó khăn trong cuộc sống tu nghiệp sinh tại Nhật Bản. Những thói quen về ăn uống, cách giao tiếp hay sinh hoạt thường ngày của người Nhật sẽ mang đến những khó khăn ban đầu cho tu nghiệp sinh. 



  • Người Nhật kiêng kỵ việc để thừa đồ ăn: Điều này được xem là không tôn trọng người nấu, gây lãng phí đồ ăn và sẽ bị mọi người xung quanh lên án. 

  • Hành động bắt tay khi chào hỏi: Hành động này sẽ bị đánh giá là bất lịch sự. Thay vì bắt tay, người Nhật sẽ cúi gập người để chào đối phương, cúi đầu càng sâu thì càng thể hiện sự tôn trọng đối với đối phương. 

  • Ồn ào nơi công cộng: Nếu bạn nói chuyện hay để những âm thanh như tiếng ăn uống, tiếng nhạc điện thoại,... to nơi công cộng sẽ khiến mọi người xung quanh khó chịu và cảm thấy bị làm phiền. 


Người Nhật khá khắt khe trong lối sống thường nhật cũng như cách hành xử, nói chuyện với người xung quanh. Vì vậy, tu nghiệp sinh người Việt khi mới đến đây thường rất khó để thích nghi.


Tuy nhiên, tại Nhật, người Việt Nam cũng đã xây đựng được những cộng đồng người việt tại Nhật Bản để giúp đỡ nhau thích nghi cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong thời gian lao động xa xứ.


Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản gặp khác biệt về văn hoá sinh hoạt


Sự khác biệt về văn hóa tại Nhật sẽ làm cho tu nghiệp sinh gặp những khó khăn nhất định trong những ngày đầu ở Nhật. 


2- Khác biệt về văn hóa làm việc


Bên cạnh văn hoá sinh hoạt thì văn hoá làm việc khác nhau cũng là một trong những khó khăn trong cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản. Tu nghiệp sinh khi qua Nhật phải tập làm quen với văn hoá làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ. 



  • Đến sớm trước giờ làm tối thiểu 10 - 15 phút: Người Nhật luôn đặt văn hóa đúng giờ lên hàng đầu. Bạn nên đến sớm 10 - 15 phút trước giờ làm sẽ được đánh giá là một người đáng tin cậy, nhận được nhiều sự tôn trọng từ những người xung quanh.

  • Tuyệt đối không tự ý nghỉ làm giữa giờ: Đây là một hành động vô kỷ luật, không có trách nhiệm, sự chuyên nghiệp trong công việc và đặc biệt, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc mà bạn đang phụ trách. 

  • Luôn phải tập trung để theo kịp tiến độ làm việc: Trong giờ làm việc, bạn phải luôn tập trung để hoàn thành công việc được giao, tuyệt đối không ăn uống, ngủ quên hay sử dụng điện thoại trong giờ làm. 

  • Không được xăm hình: Việc xăm hình luôn tạo cho người khác ánh nhìn thiếu thiện cảm. Bạn không nên xăm trong quá trình làm việc tại Nhật. Nếu đã xăm, bạn nên che kín khi ra ngoài hoặc xóa đi để tránh ấn tượng không tốt từ người xung quanh. 


Người lao động có hình xăm phải che kín hoặc xoá xăm


Người lao động có hình xăm phải che kín hoặc xoá xăm


Sự khác biệt về văn hóa làm việc tại Nhật trong thời gian đầu khiến người lao động khó thích nghi. Bạn có thể tìm hiểu những điều cấm kỵ khi làm việc tại Nhật để hiểu rõ và chuẩn bị tinh thần trước khi qua làm việc tại đây. 


3- Nhiều điều luật không giống Việt Nam


Bên cạnh những sự khác biệt về văn hóa làm việc, sinh hoạt thì Nhật Bản còn có những điều luật khá đặc biệt, khác với Việt Nam nên tu nghiệp sinh cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi đến làm việc. Đây cũng là điều cần lưu ý đối với lao động khi tìm hiểu về cuộc sống tu nghiêp sinh tại Nhật Bản



  • Không hút thuốc lá nơi công cộng: Hút ở nơi công cộng sẽ làm phiền tới người xung quanh và có thể nhận mức phạt lên tới 500.000 Yên (khoảng 83 triệu đồng). 

  • Vứt rác đúng địa điểm và thời gian quy định: Ở Việt Nam, người dân khá xem nhẹ những quy định về việc vứt rác. Tuy nhiên ở Nhật, nếu bạn xả rác không đúng quy định, đúng giờ và địa điểm sẽ bị phạt tiền.

  • Đi bộ bên trái: Việt Nam có quy định người đi bộ ở bên phải thì tại Nhật, người đi bộ cần đi về phía bên trái của đường. Bạn cần phải thay đổi thói quen này khi qua Nhật để tránh vi phạm những luật lệ giao thông. 

  • Quy định số giờ làm tăng ca tối đa: Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Chính phủ Nhật đã quy định số giờ làm thêm không quá 50% so với số giờ làm việc trong ngày. Tổng thời gian làm việc tối đa chỉ được 12 giờ/ngày và số giờ làm thêm mỗi tháng không được quá 45 tiếng, mỗi năm không quá 360 tiếng. 


Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản có nhiều khác biệt về luật pháp


Nhật Bản có nhiều điều luật khác với Việt Nam mà tu nghiệp sinh cần nắm vững


4- Bất đồng ngôn ngữ


Không thạo tiếng, bất đồng ngôn ngữ cũng là khó khăn trong cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản. Mặc dù tu nghiệp sinh được đào tạo tiếng Nhật trước khi nhập cảnh, nhưng chỉ là giao tiếp cơ bản, chưa đạt đến độ thành thạo. Bạn có thể rơi vào hoàn cảnh không hiểu người khác nói gì và không truyền tải được thông tin tới người xung quanh.


Từ đó, có thể ảnh hưởng tới công việc và khó gắn kết với mọi người. Để bước qua rào cản lớn này, tu nghiệp sinh cần tự luyện tập thêm tại nhà thông qua phim ảnh, báo chí hoặc hỏi thêm đồng nghiệp người bản xứ nếu có từ ngữ không hiểu. 


5- Chi phí đắt đỏ


Nhật Bản là đất nước phát triển nên mức sống tại đây cũng cao hơn nhiều so với Việt Nam. Với mức chi phí thuê nhà, chi phí đi lại hay ăn uống tại Nhật đều cao hơn nhiều ở Việt Nam. Bạn nên có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm, hạn chế đi du lịch, mua sắm những đồ không cần thiết, tự nấu ăn ở nhà, mua thực phẩm ở siêu thị sau 8 giờ tối hoặc ở chợ… Đây là những lưu ý giúp cho cuộc sống tu nghiệp sinh tại Nhật Bản dễ dàng hơn.


Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản cần tiết kiệm chi phí sinh hoạt


Tu nghiệp sinh nên tự chuẩn bị đồ ăn để tiết kiệm chi phí sinh hoạt


6- Áp lực gánh nặng kinh tế


Một trong những khó khăn cần đề cập đến trong cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản là áp lực gánh nặng kinh tế. Nhiều lao động để trả những chi phí qua Nhật Bản đã phải chịu các khoản nợ tại quê nhà. Một số đơn hàng ít được tăng ca nên thu nhập hàng tháng không cao, người lao động đã lựa chọn trốn làm thêm ở ngoài, nếu không may bị phát hiện có thể bị trục xuất về nước và không thể quay lại Nhật. 


Để giảm bớt áp lực về kinh tế, bạn có thể tìm đến hình thức vay vốn hỗ trợ lao động của các ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng hỗ trợ thủ tục vay vốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nhanh và dễ dàng bao gồm Ngân hàng Chính sách xã hội, Vietinbank, Agribank.


7- Cuộc sống sinh hoạt chung


Thời gian đầu mới qua Nhật, bạn sẽ được nghiệp đoàn sắp xếp ở trong khu ký túc xá của công ty. Khi ở ký túc xá sẽ đồng nghĩa với việc bạn không có không gian riêng tư cho mình, phải ở cùng với nhiều người xa lạ khác nhau và khó tránh khỏi những bất đồng trong tính cách, quan điểm,... 


Tuy nhiên, ở đây bạn cũng có thể gặp được những người bạn thân nơi đất khách quê người, có người tâm sự, trò chuyện và giúp đỡ lẫn nhau trong những ngày tháng đầy vất vả sau này. 


Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản có thể gặp gỡ đồng môn để chia sẻ, tâm sự khó khăn


Tu nghiệp sinh Nhật Bản có thể gặp gỡ đồng môn để chia sẻ, tâm sự khó khăn









Cuộc sống ở Nhật không “màu hồng” mà sẽ có nhiều vất vả, khó khăn. Nhưng dù ở bất kỳ đâu thì cuộc sống cũng không dễ dàng, bạn cần học được cách đối mặt, chấp nhận và bình tĩnh vượt qua. Nếu một ngày bạn muốn bỏ cuộc, hãy nghĩ tới lý do mà bản thân đã bắt đầu. Sau cùng, thành quả nhận được sẽ vô cùng xứng đáng. 


Có nên đi tu nghiệp sinh Nhật Bản hay không sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của bạn. 



Như vậy, bài viết đã cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản một cách chân thực và sâu sắc nhất. Hy vọng từ đây, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn và có những bước đệm chuẩn bị trước khi trở thành một tu nghiệp sinh Nhật Bản.


Xem thêm: Toàn bộ thông tin phải biết về thực tập sinh Nhật Bản 2023


Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào về lao động qua Nhật làm việc thì có thể liên hệ ngay với HelloJob - đơn vị chuyên cung cấp những đơn qua Nhật đầy uy tín mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua. 

Việc làm
Trang chủ
Việc làm
Việc làm
Hồ sơ
Hồ sơ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Menu
ddkbctdmca

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội

FacebookMessengerZalo