Để trở thành thực tập sinh Nhật Bản, bạn cần nắm rõ từ khái niệm, phân loại, thu nhập, chi phí cho tới điều kiện tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp toàn bộ 11 thông tin quan trọng nhất về chương trình xuất khẩu này để bạn có cái nhìn chi tiết nhất.
1. Thực tập sinh Nhật Bản là gì?
Thực tập sinh ở Nhật Bản là thuật ngữ dùng để chỉ chương trình đưa lao động đi xuất khẩu được hợp tác bởi Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản. Đối tượng tham gia gồm những lao động phổ thông trong độ tuổi từ 18 và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.
Mục tiêu của chương trình đó là tăng cường quốc tế hóa, năng động hóa cho Việt Nam, tạo cơ hội việc làm, giúp lao động phổ thông nâng cao tay nghề và bù đắp cho tình trạng thiếu hụt nhân lực tại Nhật Bản. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ thực tập sinh Nhật Bản cùng các đãi ngộ liên quan, bạn có thể chi tiết về chế độ thực tập sinh tại Nhật Bản nhé.
Chương trình thực tập sinh Nhật Bản có 3 mục đích chính
2. Có mấy chương trình thực tập sinh Nhật Bản?
Có 3 chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản, bao gồm:
- Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản số 1: Thực tập sinh đi Nhật 1 năm, thời gian này sẽ được đào tạo Nhật ngữ chuyên sâu, làm quen với hệ thống luật pháp và tham gia vào các đơn chủ yếu mang tính chất thời vụ. Thực tập sinh 1 năm tại Nhật sau khi kết thúc chương trình cần vượt qua kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp cơ sở.
- Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản số 2: Giai đoạn năm thứ 2 và năm thứ 3 được gọi là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2. Lao động sẽ được tập trung nâng cao kỹ năng tay nghề đã được học ở chương trình số 1, kết thúc năm thứ 3 cần đỗ kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp độ 3.
- Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản số 3: Đây là giai đoạn gia hạn thêm 2 năm ở Nhật, diễn ra trong năm thứ 4 và thứ 5. Bạn sẽ trực tiếp áp dụng những kỹ năng chuyên môn vào công việc và tích lũy thêm kiến thức chuyên sâu. Kết thúc chương trình cần vượt qua kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp độ 2.
Khái quát lại, lao động sang Nhật được chọn đi đơn hàng 1 năm (theo chương trình số 1) hoặc đơn hàng 3 năm (theo chương trình số 2), kết thúc đơn hàng 3 năm sẽ có cơ hội gia hạn thêm 2 năm và chuyển sang chương trình số 3. Bạn cần cập nhật toàn bộ thông tin mới nhất về thực tập sinh Nhật Bản được gia hạn 5 năm để chọn được chương trình phù hợp nhất với bản thân.
|
3. Phân biệt thực tập sinh Nhật Bản và du học sinh
Thực tập sinh và du học sinh Nhật Bản thường bị nhầm lẫn với nhau. Thực tế đây là 2 chương trình hoàn toàn khác biệt và bạn cần phân tách rõ ràng để quyết định nên đi du học hay thực tập sinh ở Nhật Bản sẽ phù hợp hơn:
- Chương trình thực tập sinh: Bản chất là đi làm kiếm thu nhập dưới dạng visa lao động với mức phí khoảng 110 - 150 triệu đồng. Bạn phải đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, độ tuổi, ngoại hình,... mới được tham gia.
- Chương trình du học sinh: Bản chất là đi học và chỉ được làm thêm tối đa 28 giờ/ tuần, chi phí khoảng 200 - 240 triệu đồng đã bao gồm học phí, điều kiện tham gia cần đảm bảo trình độ học vấn và độ tuổi dưới 30.
Như vậy điểm phân biệt cơ bản nhất giữa thực tập sinh và du học sinh là mục đích. Mục đích của thực tập sinh là lao động kiếm tiền, còn du học sinh là đi học, tích lũy kiến thức. Du học sinh cần hiểu rõ sự khác biệt này để tránh việc sai lệch mục đích, tránh làm việc quá số giờ quy định có thể bị trục xuất về nước.
4. Thu nhập của thực tập sinh Nhật Bản
Lương cơ bản của thực tập sinh tương đương 130.000 - 180.000 yên/ tháng, tức 28 - 35 triệu VNĐ/ tháng. Lương thực lĩnh là mức lương thực tế người lao động nhận được, thường khoảng 20 - 25 triệu VNĐ/ tháng sau khi trừ hết các khoản tiền bảo hiểm, thuế, tiền nhà. Mức lương của thực tập sinh Nhật Bản có chênh lệch do các yếu tố ảnh hưởng sau:
- Số giờ làm tăng ca: Làm thêm giờ là cách để lao động đẩy nhanh mục tiêu tích lũy. Càng chăm chỉ làm thêm, đặc biệt vào ngày lễ thì mức thu nhập của thực tập sinh càng cao. Thu nhập tăng ca 1 tháng có thể rơi vào khoảng 5 - 10 triệu VNĐ.
- Vùng miền làm việc: Pháp luật Nhật quy định lương tối thiểu chênh lệch theo vùng. Các khu vực ngoại thành có lương tối thiểu thấp như Kagoshima, Miyazaki, Okinawa (853 yên/ giờ). Càng ở khu vực trung tâm thì lương tối thiểu càng cao, chẳng hạn như Tokyo (1.072 yên/ giờ) hay Kanagawa (1.040 yên/ giờ)
- Đặc điểm công việc: Tùy vào tính chất công việc mà thu nhập của thực tập sinh khác nhau. Công việc khó yêu cầu trình độ tay nghề và kinh nghiệm làm việc sẽ đi kèm với lương cơ bản cao như ngành cơ khí chế tạo, dệt may, điều dưỡng…
- Khung lương quy định tại xí nghiệp: Mỗi xí nghiệp sẽ có khung lương riêng. Làm việc ở xí nghiệp có lương tốt và tiến độ tăng lương nhanh thì mức thu nhập sẽ cao. Thường các xí nghiệp này sẽ áp dụng khung lương cho thực tập sinh ngoại quốc gần với lương của người lao động Nhật Bản.
- Trình độ chuyên môn và vốn Nhật ngữ: Đa số đơn hàng đi Nhật chỉ yêu cầu tốt nghiệp THCS và vốn Nhật ngữ tương đương N5. Tuy nhiên tốt nghiệp THPT và có tiếng Nhật từ N4 sẽ giúp thực tập sinh có cơ hội việc làm tốt với mức thu nhập cao.
Mỗi một công việc sẽ đem lại mức thu nhập khác nhau
5. Chi phí đi thực tập sinh Nhật Bản
Tổng chi phí đi thực tập sinh Nhật Bản dao động khoảng 110 - 150 triệu VNĐ, có thể lên tới 165 triệu VNĐ với một số đơn hàng HOT nhiều người ứng tuyển. Chi phí này bao gồm các khoản: Chi phí khám sức khỏe đi nước ngoài, chi phí dịch vụ và môi giới, phí làm hồ sơ, phí dịch thuật, phí xin visa, làm giấy tờ và các khoản phí phát sinh khác. Mức phí cụ thể đi thực tập sinh Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính:
- Ngành nghề lựa chọn: Các đơn hàng ở ngành nghề hot, thu nhập cao sẽ có chi phí cao hơn. Ví dụ như đơn hàng ngành xây dựng, cơ khí, điện tử…
- Thời gian: Chương trình 3 năm sẽ có chi phí cao hơn (110 - 165 triệu VNĐ) so với chương trình 1 năm (40 - 80 triệu VNĐ).
- Đơn vị phái cử: Công ty xuất khẩu lao động sẽ thu thêm phí dịch vụ, môi giới, còn đi qua các sàn xuất khẩu lao động sẽ không mất khoản phí này.
Chi phí đi thực tập sinh Nhật Bản dao động phụ thuộc nhiều yếu tố
6. Điều kiện tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản là gì?
Để thành công trúng tuyển đơn hàng, trước hết ứng viên phải đáp ứng đầy đủ 6 điều kiện đi thực tập sinh ở Nhật Bản sau đây:
- Độ tuổi và giới tính: Theo quy định lao động phải đủ 18 tuổi mới được tham gia chương trình thực tập sinh và mọi giới tính đều có thể ứng tuyển.
- Sức khỏe và ngoại hình: Lao động phải được xác nhận sức khỏe Tốt từ cơ sở khám bệnh được cấp phép và không mắc các bệnh truyền nhiễm bị cấm nhập cảnh. Nữ giới nặng trên 40kg, cao trên 1m48, nam giới nặng trên 50kg và cao trên 1m60.
- Trình độ học vấn, vốn Nhật ngữ và kinh nghiệm: Tốt nghiệp tối thiểu THCS, trình độ tiếng Nhật tương đương N5 trở lên, một số ít đơn hàng đặc thù sẽ yêu cầu kinh nghiệm chuyên môn (chẳng hạn dệt may).
- Tài chính và ngành nghề: Cần chuẩn bị đủ 40 - 80 triệu cho đơn 1 năm và 110 - 150 triệu cho đơn 3 năm. Ứng viên được chọn thoải mái giữa 85 ngành thuộc 7 nhóm ngành thực tập sinh tại Nhật Bản.
- Giấy tờ và quy trình: Lao động cần chuẩn bị đủ 13 loại giấy tờ và trải qua quy trình 10 bước.
- Pháp lý: Lao động phải có lý lịch trong sạch, không thuộc trường hợp có tiền án, tiền sự, không bị cấm nhập cảnh Nhật Bản. Đồng thời, lao động đi thực tập sinh bên Nhật Bản phải chưa từng đi xuất khẩu Nhật và chưa từng xin visa đi Nhật.
Ngoài các loại giấy tờ nêu trên, khi đi thực tập sinh Nhật Bản còn cần 3 loại giấy tờ quan trọng nhất bao gồm:
- Hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản: Hợp đồng là văn bản có hiệu lực pháp lý ghi nhận thỏa thuận giữa xí nghiệp, doanh nghiệp với người lao động. Đây là loại giấy tờ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên nên cần được kiểm tra kỹ càng trước khi đi xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền của bản thân.
- Visa thực tập sinh Nhật Bản: Visa là giấy tờ bắt buộc phải có để nhập cảnh Nhật. Nếu visa có vấn đề sẽ làm chậm trễ tiến độ xuất khẩu. Theo đó, quá trình xin visa phải được thực hiện cẩn trọng ngay sau khi được cấp tư cách lưu trú.
- Giấy đánh giá thực tập sinh Nhật Bản: Đây là căn cứ chứng nhận lao động đã hoàn thành chương trình thực tập sinh. Khi có giấy đánh giá này, thực tập sinh sau khi trở về nước có thể quay lại Nhật lao động khi có nếu mong muốn.
Lao động trước khi đi xuất khẩu cần biết rõ thực tập sinh tại Nhật Bản cần những gìđể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bản thân và có sự chuẩn bị kỹ càng.
Lao động cần đảm bảo các điều kiện thủ tục giấy tờ để đi thực tập sinh Nhật Bản
7. Các ngành nghề thực tập sinh Nhật Bản được tham gia
OTIT - Hiệp hội thực tập sinh kỹ năng quốc tế công bố các ngành nghề đi thực tập sinh Nhật Bản, bao gồm 7 nhóm ngành chia thành 85 ngành nghề đa dạng. Mỗi nhóm ngành sẽ có các công việc và mức thu nhập cơ bản khác nhau.
Nhóm ngành
|
Thu nhập cơ bản
|
Ví dụ một số công việc cụ thể
|
Nông nghiệp
|
26 - 32 triệu VNĐ
|
- Trồng rau, củ, quả.
- Thu hoạch trứng gà.
- Chăn nuôi bò sữa, vắt sữa bò.
|
Ngư nghiệp
|
27 - 32 triệu VNĐ
|
|
Chế biến thực phẩm
|
27 - 29.5 triệu VNĐ
|
- Chế biến đồ ăn nhanh.
- Sản xuất dưa chua.
- Chế biến thực phẩm sấy khô.
|
Xây dựng
|
27 - 30 triệu VNĐ
|
- Khoan đập giếng.
- Chế tạo kim loại làm đường ống.
- Lắp đặt sàn nhà.
|
Dệt may
|
22 - 27 triệu VNĐ
|
- Sản xuất quần áo.
- May tấm lót ghế ô tô.
- Xe chỉ.
|
Cơ khí và kim loại
|
25 - 34 triệu VNĐ
|
- Kiểm tra máy móc.
- Đúc gang.
- Mạ điện.
|
Khác
|
22 - 35 triệu VNĐ
|
- Đóng sách.
- Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô.
- Hộ lý.
|
Đi thực tập sinh ở Nhật Bản có các nhóm ngành rất đa dạng
8. Tổng hợp đãi ngộ và quyền lợi của thực tập sinh Nhật Bản
Đãi ngộ và quyền lợi của thực tập sinh Nhật Bản khi tham gia chương trình là vô cùng lớn:
- Tham gia đủ 4 loại bảo hiểm: Bảo hiểm y tế quốc dân và hưu trí quốc dân, bảo hiểm sức khỏe nhân dân và lương hưu nhân dân, bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp.
- Nhận thu nhập hấp dẫn 25 - 30 triệu đồng/tháng: Nếu chăm chỉ tăng ca có thể tăng thu nhập từ 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng.
- Nghỉ phép có lương tới 25 ngày/năm: Nhật có tới 15 đợt nghỉ lễ như nghỉ hè, nghỉ Tết, tuần lễ vàng… Lao động sau mỗi năm làm việc được tăng thêm 1 ngày phép.
- Được bảo vệ bởi pháp luật: Thực tập sinh được Luật lao động Nhật Bản bảo vệ tuyệt đối, đảm bảo không bị bóc lột sức lao động.
- Được bồi thường hợp đồng với các rủi ro do xí nghiệp: Nếu xí nghiệp phá sản và chấm dứt hợp đồng với lao động sẽ phải bồi thường ≥ 60% lương cơ bản.
- Môi trường làm việc hiện đại và đề cao an toàn lao động: Môi trường lao động ở Nhật tiên tiến hơn Việt Nam nên thực tập sinh có cơ hội nâng cao tay nghề, năng lực, đồng thời có các trang phục và biện pháp bảo hộ phù hợp để đảm bảo an toàn.
- Nhận lại 3 khoản tiền khi về nước đúng hạn: Thực tập sinh có thể nhận được tiền thuế Nenkin, tiền thuế đóng dư và tiền hoàn thuế 1 phần.
- Cơ hội trở lại Nhật Bản lần 2: Sau khi về nước nếu mong muốn quay lại Nhật lao động, bạn có thể đi theo diện kỹ năng đặc định hoặc chương trình kỹ năng số 3.
- Gia hạn visa tới 10 năm và vĩnh trú tại Nhật Bản: Thực tập sinh đỗ kỳ thi kỹ năng cấp độ 3 có thể gia hạn thêm 2 năm hoặc chuyển sang visa đặc định và có cơ hội ở Nhật tới 10 năm.
Thực tập sinh tại Nhật Bản được pháp luật Nhật bảo vệ tuyệt đối
9. Nghĩa vụ của thực tập sinh Nhật Bản
Song song với quyền lợi, thực tập sinh Nhật Bản cũng phải thực hiện các nghĩa vụ trong quá trình xuất khẩu:
- Làm việc đúng thời gian ký kết trên hợp đồng: Thực tập sinh phải hoàn thành đúng thời hạn chương trình và không được bỏ trốn trước khi kết thúc hợp đồng.
- Trở về nước khi hết hạn hợp đồng và visa: Khi hết hạn hợp đồng, thực tập sinh phải trở về nước. Nếu có nhu cầu tiếp tục lao động phải gia hạn visa.
- Nộp thuế đầy đủ theo đúng quy định: Gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế thị dân, bạn hãy biết cách tính thuế thực tập sinh Nhật Bản để tránh bỡ ngỡ sau này.
Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của thực tập sinh tại Nhật Bản
10. Quy trình tham gia thực tập sinh Nhật Bản
Để tham gia thực tập sinh Nhật Bản, các bạn phải trải qua quá trình bao gồm các bước:
- Bước 1 - Tìm kiếm và chọn lọc sàn xuất khẩu đáng tin cậy
- Bước 2 - Nhận tư vấn để chọn thời hạn hợp đồng và đơn hàng phù hợp
- Bước 3 - Đi khám sức khỏe tại cơ sở được chỉ định
- Bước 4 - Hoàn thiện thủ tục giấy tờ và đặt cọc tiền
- Bước 5 - Tham gia khóa học cơ bản
- Bước 6 - Tham gia phỏng vấn và thi tuyển
- Bước 7 - Nhận thông báo trúng tuyển và tham gia khóa đào tạo tay nghề chuyên sâu
- Bước 8 - Nhận tư cách lưu trú và xin visa Nhật
- Bước 9 - Nộp nốt phí và chờ xuất cảnh
- Bước 10 - Nhập cảnh Nhật và tham gia khóa đào tạo 1 tháng
Quy trình 10 bước đi thực tập sinh Nhật Bản
11. Thực tế cuộc sống của thực tập sinh Nhật Bản
Lao động tại Nhật Bản tạo ra nguồn thu nhập cao hơn so với Việt Nam, tuy nhiên phải đối mặt với nhiều khó khăn có thể chưa từng trải nghiệm trước đó.
- Thứ nhất, thực tập sinh phải sống xa nhà, có nhiều áp lực ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Thời gian đầu sang Nhật Bản, các thực tập sinh có thể bị sốc văn hóa, không thích nghi được với thời tiết, khí hậu, đồ ăn.
- Thứ hai, thông thường những người đi xuất khẩu lao động sẽ gặp bất đồng về ngôn ngữ. Mặc dù được đào tạo trước khi sang Nhật nhưng đây vẫn là một rào cản lớn trong giao tiếp, hạn chế thể hiện ý chí của thực tập sinh.
- Thứ ba, chi phí sinh hoạt ở Nhật đắt đỏ hơn ở Việt Nam. Khó khăn này bộc lộ rõ nhất vào thời điểm chưa có thu nhập ổn định. Hơn nữa nếu không có kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ không thể tích lũy đủ số tiền theo mục tiêu đã đặt ra.
Để vượt qua khó khăn, bạn cần cố gắng giữ tinh thần lạc quan và từ từ làm quen với văn hóa cũng như môi trường làm việc tại Nhật. Đặc biệt bạn phải rèn tính tiết kiệm để đạt được mục tiêu tài chính của bản thân. Cuộc sống thực tập sinh bên Nhật Bản chắc chắn sẽ có nhiều vất vả nhưng đổi lại là những “quả ngọt” mà bạn mong đợi, hãy xem thêm các tâm sự của thực tập sinh Nhật Bản để biết thêm thực tế cuộc sống tại đây.
Cuộc sống của thực tập sinh tại Nhật đối diện với nhiều thách thức
12. Giải đáp 5 câu hỏi về chương trình thực tập sinh Nhật Bản
Bên cạnh những thông tin trên, Hello Job sẽ giải đáp cho các bạn một số thắc mắc về chương trình thực tập sinh Nhật Bản.
1 - Thực tập sinh Nhật Bản có được làm thêm không?
Có, thực tập sinh ở Nhật Bản có được làm thêm, tuy nhiên sẽ bị hạn chế bởi quy định: Chỉ được làm tăng ca ở công việc ký trên hợp đồng và không được làm thêm ở xí nghiệp khác. Lương tăng ca sẽ cao hơn lương cơ bản do đó có thể cải thiện thu nhập của thực tập sinh. Bạn nên tham khảo giải đáp chi tiết từ chuyên gia về thực tập sinh bên Nhật có được làm thêm không để hiểu sâu hơn vấn đề này.
2 - Thực tập sinh Nhật Bản ở vùng nào đông nhất?
Có hơn 50% lao động Việt hiện đang tập trung ở vùng Kanto do đây là trung tâm của Nhật Bản. Ngoài ra còn một số vùng có nhiều người việt như: Kasai, Osaka, Kanagawa hay “vùng đất hái ra tiền” Hokkaido. Cuộc sống của các thực tập sinh Nhật Bản ở Hokkaido cho thấy đây là địa điểm làm việc vô cùng hấp dẫn.
Hokkaido có rất nhiều thực tập sinh Nhật Bản
3 - Có những quy định mới nào về thực tập sinh Nhật Bản?
Có một số quy định mới hoàn toàn, chẳng hạn như quy định về chương trình gia hạn 5 năm, visa kỹ năng đặc định, quyền lợi cho lao động mang bầu, chi phí đi Nhật tối đa chỉ 3.600 USD ( khoảng 84.5 triệu VNĐ),... Tổng hợp các 13 quy định MỚI về thực tập sinh Nhật Bản (LƯƠNG TĂNG, NGHỈ THAI SẢN) sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất.
4 - Thực tập sinh Nhật Bản về nước trước thời hạn phải đối mặt với hậu quả gì?
Thực tập sinh Nhật Bản về nước trước thời hạn dù bởi nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều sẽ mất cơ hội quay trở lại Nhật lần 2 theo chương trình thực tập sinh. Trong một số trường hợp thực tập sinh có thể bị phạt tiền, thậm chí bị liệt vào “danh sách đen” cấm nhập cảnh.
5 - Cơ hội việc làm nào cho thực tập sinh Nhật Bản về nước đúng hạn?
Thực tập sinh Nhật Bản về nước đúng hạn có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật, doanh nghiệp của Nhật, làm việc tại các cơ sở tư vấn xuất khẩu lao động hoặc làm giảng viên Nhật ngữ, hướng dẫn viên du lịch,...
Thực tập sinh ở Nhật Bản về nước có thể thử sức làm giảng viên Nhật ngữ
Với bài viết trên đây, Hello Job đã tổng hợp thông tin liên quan đến chương trình thực tập sinh Nhật Bản 2023. Rất hy vọng bài viết có thể hỗ trợ được các bạn có mong muốn xuất khẩu lao động đi Nhật. Việc tham gia chương trình thực tập sinh sẽ cần đáp ứng các điều kiện, quy trình nên bạn sẽ cần chuẩn bị thật tốt.