850
28/12/2022 - 15:15
https://hellojob.jp/tu-van-xuat-khau-lao-dong/hop-dong-thuc-tap-sinh-nhat-ban.html
Trong chế độ thuế thực tập sinh Nhật Bản được áp dụng hiện nay, thuế thu nhập cá nhân và thuế thị dân là hai khoản thuế người lao động nhất định phải đóng nộp đầy đủ. Vậy pháp luật nước sở tại quy định như thế nào về hai loại thuế này, cùng Hello Job tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây.
Pháp luật Nhật Bản đã có những quy định rõ về định nghĩa thuế thu nhập cá nhân, đối tượng áp dụng và công thức tính loại thuế này để người lao động phân biệt rõ với các loại thuế khác như sau.
Các thực tập sinh đang làm việc tại Nhật Bản đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân bởi đó là khoản phí bắt buộc. Loại thuế này được tính dựa trên tổng số tiền thu được của thực tập sinh khi làm việc tại đây.
Thực tập sinh Nhật Bản là đối tượng lưu trú tạm thời phải nộp thuế cho những nguồn thu nhập sau:
Như vậy, thực tập sinh phải nộp thuế cho mọi nguồn thu nhập, ngoại trừ nguồn thu từ nước ngoài không được gửi tới Nhật Bản.
Khoản thuế thu nhập cá nhân chỉ phát sinh khi mức thu nhập của người lao động vượt mức quy định chung của nước sở tại. Cụ thể, thực tập sinh chỉ phải đóng thuế nếu tổng mức thu nhập đạt 222 triệu đồng/năm.
Trường hợp người lao động có mức thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng hoặc 222 triệu đồng/năm thì không nằm trong diện phải đóng thuế.
Thuế thu nhập cá nhân là một trong hai loại thuế thực tập sinh Nhật Bản bắt buộc phải đóng
Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên mức thu nhập chính của người lao động làm việc trong một năm đó. Mức thu nhập này có thể là tính từ lương, hoặc xuất phát từ kinh doanh tự do. Trường hợp thu nhập của thực tập sinh càng lớn thì khoản thuế phải đóng nộp càng cao.
Dưới đây là các bước chi tiết tính thuế thu nhập cá nhân bạn có thể tham khảo:
Trong đó:
|
Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên mức thu nhập của lao động trong một năm làm việc
Xem thêm: Chi phí đi thực tập sinh Nhật Bản: 110 - 150 tr [UPDATE 2023]
Sau khi nắm vững các thao tác để tính mức thuế thu nhập cá nhân, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết các quy định về: khoản khấu trừ thuế thu nhập, miễn thuế, các quy định về hoàn thuế và tiền nenkin trong phần dưới đây.
1- Quy định về khoản khấu trừ thuế thu nhập
Các khoản khấu trừ thuế thu nhập trong thuế thực tập sinh Nhật Bản được quy định rõ trong các văn bản pháp luật nước sở tại. Khoản phí sẽ được áp dụng tùy vào tình hình thực tế của người lao động và được trừ ra trước khi cơ quan bắt đầu tính thuế.
Chi tiết về khoản khấu trừ thuế thu nhập và trường hợp áp dụng khoản khấu trừ thuế này như sau:
Văn bản pháp luật Nhật Bản quy định rõ về các khoản khấu trừ thuế thu nhập
2- Quy định về khấu trừ miễn thuế
Trong công thức tính thuế thu nhập cá nhân, khấu trừ miễn thuế cũng được đề cập đến. Để tính mức khấu trừ miễn thuế, bạn chỉ cần dựa vào tổng thu nhập một năm. Sau đó, kết hợp công thức phía trên để tính ra phần thu nhập chịu thuế.
Công thức cụ thể như sau:
Thu nhập chịu thuế = Thu nhập thực tế - Khoản khấu trừ thuế thu nhập - Khấu trừ miễn thuế
Mức khấu trừ miễn thuế | Số tiền được miễn thuế khấu trừ |
Nhỏ hơn 162,5 man (~ 350 triệu đồng) | Khấu trừ miễn thuế 65 man (~ 140 triệu đồng) |
Từ 162.5 - 180 man (~ 350 - 388 triệu đồng | Khấu trừ miễn thuế = Tổng thu nhập x 40% |
Từ 180 - 360 man (~ 388 - 776 triệu đồng): | Khấu trừ miễn thuế = Tổng thu nhập x 30% + 18 man (~ 38 triệu đồng) |
Từ 360 - 660 man (~ 776 - 1 tỷ 400 triệu đồng) | Khấu trừ miễn thuế = Tổng thu nhập x 20% + 54 man (~ 116 triệu đồng) |
Từ 660 - 1000 man (~ 1 tỷ 400 triệu đồng - 2 tỉ 100 triệu đồng) | Khấu trừ miễn thuế = Tổng thu nhập x 10% + 120 man (~ 258 triệu đồng) |
Lớn hơn 1000 man (~ hơn 2 tỷ 100 triệu đồng) | Khấu trừ miễn thuế 220 man (~ 474 triệu đồng) |
3- Quy định về số tiền khấu trừ và thuế suất
Sau khi nắm được quy tắc tính toán thuế thu nhập cá nhân - 1 trong 2 loại thuế thực tập sinh Nhật Bản cần nộp, thực tập sinh có thể tra cứu phần thu nhập này dựa vào bảng dưới đây. Căn cứ vào đó để xem xét mức thuế suất và khoản khấu trừ phù hợp.
Công thức áp dụng:
Thu nhập chịu thuế x Thuế suất - Số tiền khấu trừ = Thuế thu nhập
Thu nhập 1 năm | Thuế suất quy định | Tiền khấu trừ |
Nhỏ hơn 195 man (~ nhỏ hơn 420 triệu đồng) | 5% | 0 Yên (~ 0 đồng) |
195 – 330 man (~420 triệu - 711 triệu đồng) | 10% | 97.500 Yên (~ 17 triệu đồng) |
330 – 695 man (~711 triệu - 1 tỷ 400 triệu đồng) | 20% | 427.500 Yên (~75 triệu đồng) |
695 – 900 man (1 tỷ 400 triệu - 1 tỷ 900 triệu đồng) | 23% | 630.000 Yên (~110 triệu đồng) |
900 – 1800 man (~1 tỷ 900 - 3 tỷ 800 triệu đồng) | 33% | 1.536.000 Yên (~270 triệu đồng) |
1800 – 4000 man (~ 3 tỷ 800 - 8 tỷ 600 triệu đồng) | 40% | 2.796.000 Yên (~491 triệu đồng) |
Trên 4000 man (~ 8 tỷ 600 triệu đồng) | 45% | 4.796.000 Yên (~843 triệu đồng) |
4- Quy định về hoàn thuế và nenkin
Theo quy định pháp luật Nhật Bản, mọi thực tập sinh làm việc tại đây nếu có đủ điều kiện đều có thể làm thủ tục xin hoàn thuế. Cụ thể, nếu tổng thuế đã đóng trong 1 năm vượt quá mức phải đóng so với quy định, thực tập sinh làm thủ tục theo quy định sẵn và nhận về số dư.
Bên cạnh khoản hoàn thuế còn có bảo hiểm lương hưu hay còn được gọi là nenkin. Đây là khoản tiền bảo hiểm lương hưu, và mọi công dân trên 20 tuổi sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đều có nghĩa vụ đóng nộp đầy đủ.
Khoản tiền này được hoàn lại trong trường hợp thực tập sinh sau vài năm quay trở về nước, họ không thể hưởng được những quyền lợi về hương lưu như người Nhật khi về giad. DO đó, sau khi hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế, thực tập sinh sẽ được hoàn lại khoản tiền này.
Xem thêm: Hợp đồng thực tập sinh tại Nhật Bản
Thủ tục hoàn thuế thực tập sinh Nhật Bản được áp dụng cho tất cả lao động làm việc tại Nhật Bản nếu có đủ điều kiện
Để hiểu chi tiết về cách tính và vận dụng công thức tính thuế thu nhập cá nhân, bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:
A là thực tập sinh đang làm việc tại thủ đô Tokyo với mức thu nhập 240 man/ năm (~517 triệu đồng). Hiện, A tốn 3 man (~ 6 triệu đồng) cho chi phí phục vụ công việc. A bỏ ra khoản tiền khoảng 12 man (~25 triệu đồng) để tham gia bảo hiểm xã hội. Được biết, A không có người phụ thuộc. Vậy tiền thuế thu nhập cá nhân của A là bao nhiêu? |
Áp dụng công thức tính ta có các bước sau:
Bước 1: Thu nhập thực tế của A = 240 man - 3 man = 237 man (~511 triệu đồng)
Với mức thu nhập 240 man/năm, A nằm trong mức 180 - 360 man/năm, tương ứng với mức khấu trừ là 30% của tổng thu nhập một năm, cộng với 18 man theo bảng khấu trừ miễn thuế ở trên.
Bước 2: Thu nhập chịu thuế của A = 237 man - 12 man - 38 man - (30% x 177 man + 18 man) = 115.9 man (250 triệu đồng)
Như vậy, thu nhập chịu thuế của A nằm dưới mức 195 man nên mức thuế suất tương ứng sẽ là 5%, trong đó, số tiền khấu trừ là 0 Yên (căn cứ theo bảng thuế suất và số tiền khấu trừ)
Bước 3: Thuế thu nhập của A = 115.9 x 5% - 0 = 5.795 man (~12 tỷ )
Vậy, mức thuế thu nhập cá nhân cuối cùng của A là 5.795 man.
Để nộp thuế thu nhập cá nhân trong thuế thực tập sinh Nhật Bản có 2 cách. Đó là thông qua hệ thống tự khai tự nộp và hệ thống thuế thu tại nguồn. Các phương thức chi trả này được thể hiện cụ thể như sau:
1- Hệ thống tự khai tự nộp
Thuế thu nhập cá nhân thu theo hình thức tự khai tự nộp được người nộp thuế tự nộp theo số tiền đã được công bố.
Thực tập sinh nên tự khai tự nộp thuế trong các trường hợp như:
Người lao động chủ động nộp thuế thực tập sinh Nhật Bản theo số tiền đã được bên Chi cục thuế thông báo
2- Hệ thống thuế thu tại nguồn
Đối với hệ thống thuế thu tại nguồn, tiền thuế sẽ được nộp theo cách sau:
Nếu thực tập sinh đăng ký trả tiền thuế bằng hình thức chuyển khoản thì khi đến hạn thanh toán, số tiền thuế sẽ tự động trừ ở tài khoản ngân hàng của bạn. |
Hệ thống thu thuế thực tập sinh tại Nhật tại nguồn được quy định riêng đối với nhân viên chính thức và nhân viên đã nghỉ việc ở công ty cũ, chuyển sang công ty mới
Đóng thuế là nghĩa vụ không chỉ giới hạn ở người dân Nhật Bản mà mọi lao động đang làm việc tại xứ sở hoa anh đào cũng phải nghiêm túc thực hiện.
Thuế thị dân (hay còn gọi là thuế cư trú) được xem là khoản tiền mà người lao động nộp cho cơ quan thuế thành phố nhằm mục đích duy trì các dịch vụ phúc lợi xã hội. Điển hình như giáo dục, thu gom rác thải, công tác phòng cháy chữa cháy,…
Về cơ bản, tiền thuế thị dân được tính dựa vào thu nhập năm trước đó của thực tập sinh. Khoản thuế được chia thành 12 lần nộp và trừ thẳng vào số tiền lương hàng tháng người lao động nhận được.
Những thực tập sinh mới lần đầu sang Nhật sẽ không phải đóng loại thuế này vì mức thu nhập trước đó không có. Kể từ năm thứ 2, cơ quan thuế sẽ dựa vào công thức để tính toán khoản thuế thị dân. |
Thuế thị dân là 1 trong 2 loại thuế thực tập sinh Nhật Bản cần phải nộp. Những người sống và làm việc tại Nhật Bản có thu nhập trên 103 man yên/năm đều có nghĩa vụ nộp thuế. Khoản thuế này có sự thay đổi giữa các khu vực và phía địa phương nơi thực tập sinh cư trú sẽ có quyết định riêng về mức thuế người lao động cần đóng nộp.
Các đối tượng nằm trong diện miễn thuế theo tỉ lệ bình quân và theo thu nhập không cần phải đóng khoản thuế thu thị dân, bao gồm:
1- Trường hợp miễn thuế theo tỉ lệ bình quân
2- Người thuộc trường hợp miễn thuế theo thu nhập
Thuế thị dân nằm trong thuế thực tập sinh Nhật Bản cần phải nộp và áp dụng kể từ năm thứ 2 sinh sống và làm việc tại đây
Thuế thị dân bao gồm hai khoản thuế chính, là thuế suất cư trú tính theo đầu người của địa phương và thuế cư trú tính theo thu nhập hàng năm của các cá nhân.
Công thức này được triển khai cụ thể dưới đây:
Thuế thị dân = Thuế cư trú theo đầu người tại địa phương + Thuế cư trú theo thu nhập mỗi năm Trong đó:
|
Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về cách tính thuế
Tình huống: A là thực tập sinh đang làm việc tại thủ đô Tokyo với mức thu nhập 240 man/năm. Hiện, A tốn 3 man cho chi phí phục vụ công việc, khoảng 12 man để tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu A không có người phụ thuộc thì tiền thuế thị dân của A là bao nhiêu?
Áp dụng công thức: Thuế thị dân của A = (9115.9 man x 10%) - 5000 Yên (Tokyo) = 110.900 Yên (~ 19 triệu đồng)
Vậy A phải đóng số tiền thuế thị dân mỗi năm là 19 triệu đồng.
Cũng giống như thuế thu nhập cá nhân, thuế thị dân là 1 trong 2 loại thuế thực tập sinh Nhật Bản bắt buộc phải nộp và có 2 phương thức để nộp là:
1- Thu thuế thông thường
Thu thuế thông thường là cách chi trả thuế thị dân bằng cách tự đóng các khoản thuế. Khoản thuế đấy sẽ được phía cơ quan thuế tính toán theo định kỳ hoặc theo năm, sau đó giấy báo yêu cầu đóng nộp về địa chỉ đang ở.
Thời gian gửi thường rơi vào khoảng tháng 6 năm sau. Trong giấy báo thuế sẽ ghi rõ mức thuế bạn phải hoàn thành và thời gian đóng nộp thuế.
2-Thu thuế đặc biệt
Thu thuế đặc biệt là phương thức chi trả thuế đặc biệt, phía công ty sẽ chi trả sẵn tiền thuế cho người lao động. Sau đó sẽ trừ dần khoản đóng nộp này vào mức lương thực tập sinh nhận được hàng tháng.
Trường hợp người lao động không thể thanh toán tiền thuế trong một lần thì có thể đến ngân hàng, bưu điện hoặc các cửa hàng tiện lợi đóng tiền thuế theo từng kỳ. Cần phải đưa theo phiếu thanh toán để tiến hành các thủ tục liên quan.
Thuế thực dân và những điều người lao động cần lưu tâm
Với nhiều loại thuế cần đóng cho nước sở tại, nhiều người có xu hướng cân nhắc nên đi du học hay thực tập sinh Nhật Bản, cách nào sẽ đảm bảo tương lai hơn? Bạn có thể tham khảo bài viết từ Hello Job để có thêm thông tin và góc nhìn trước khi đưa ra quyết định nhé.
Những thông tin về các khoản thuế khi tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản luôn được quan tâm. Dưới đây là giải đáp của chúng tôi về những thắc mắc này.
1- Tổng tiền nộp thuế thu nhập cá nhân 1 năm phải đúng quy định chi cục thuế Nhật
Có nhiều trường hợp tổng tiền nộp 1 năm sai quy định mà lao động chưa biết xử lý, dưới đây là một số hướng giải quyết dành cho bạn:
2- Thuế phải nộp giữa các thực tập sinh Nhật Bản sẽ khác nhau
Vì thuế dựa trên thu nhập cá nhân, địa phương sinh sống, do đó có sự khác nhau giữa các thực tập sinh khi nộp thuế. Như vậy, ngành nghề của đơn hàng và địa điểm làm việc sẽ quyết định nộp bao nhiêu tiền thuế.
3- Quên nộp thuế để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng
Việc quên nộp thuế thực tập sinh Nhật Bản để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:
Trường hợp đã gửi giấy cảnh cáo mà vẫn không đóng thì bị cưỡng chế đóng. Lúc này, tình huống đã trở nên nghiêm trọng, ngoài số tiền thuế thực tập sinh tự bị trừ thuế từ tài khoản ngân hàng, thực tập sinh còn bị cho vào danh sách sổ đen của cơ quan thuế, ảnh hưởng tới việc xin gia hạn hoặc chuyển đổi visa.
Việc không đóng thuế đầy đủ ảnh hưởng trực tiếp đến xin gia hạn hoặc chuyển đổi visa
4- Tuyệt đối không được trốn nộp thuế thực tập sinh Nhật Bản
Thực tập sinh tuyệt đối không được trốn thuế. Trường hợp trốn thuế bị phát hiện sẽ phải đối diện với hậu quả pháp lý khác nhau từ pháp luật nước sở tại. Thực tập sinh không nộp thuế sẽ bị cảnh cáo, nặng hơn có thể dẫn đến bị trục xuất về nước.
5- Làm thực tập sinh Nhật Bản không chỉ phải đóng mỗi tiền thuế
Bên cạnh các khoản thuế kể trên, pháp luật Nhật Bản còn quy định phải nộp các bảo hiểm khác như bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm lao động (gồm bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động) và bảo hiểm y tế.
Pháp luật nước sở tại yêu cầu tất cả người lao động đều phải tham gia vào các loại bảo hiểm này.
6- Có thể giảm thuế thực tập sinh Nhật Bản nếu có chứng nhận nuôi dưỡng
Với luật giảm trừ gia cảnh ở Việt Nam, nếu người lao động phải có trách nhiệm nuôi dưỡng các đối tượng thuộc diện pháp luật quy định thì được giảm thuế. Chứng nhận nuôi dưỡng cũng tương tự như vậy, nếu bạn có giấy chứng minh bản thân đang phải chu cấp cho người thân tại quê nhà thì cũng được giảm thuế.
Lao động làm việc tại Nhật Bản nếu có người phụ thuộc đảm bảo các điều kiện sau sau sẽ được hoàn thuế thu nhập cá nhân:
Thông thường được khấu trừ khoảng 15 - 30 man/người phụ thuộc (~ 32 - 222 triệu đồng), đối với trường hợp người phụ thuộc là người cao tuổi hơn 65 tuổi thì được khấu trừ tới 48 man (103 triệu đồng).
Khi làm chứng nhận cấp dưỡng, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
Để làm chứng nhận nuôi dưỡng, pháp luật yêu cầu phải cung cấp các giấy tờ chi tiết dưới đây:
|
Giải đáp một số thắc mắc về các khoản thuế của thực tập sinh Nhật Bản
Tiền thuế có thể là 1 khoản khiến lao động “tiếc” và cân nhắc không biết nên đi nữa hay không. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận khách quan rằng, nếu lựa chọn đi xuất khẩu lao động thì thu nhập nhận về được lớn hơn nhiều so với khoản thuế phải đóng. Xem thêm mức lương của thực tập sinh tại Nhật Bản để có đánh giá khách quan hơn. Tại cuộc gặp Trợ lý Thủ tướng Nhật vào tháng 9/2022, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung mong phía Nhật Bản nới lỏng chính sách về thuế và tăng lương tối thiểu để thực tập sinh Việt Nam hưởng các quyền lợi bình đẳng như các quốc gia khác. |
Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết của Hello Job về hai loại thuế thực tập sinh Nhật Bản bắt buộc phải đóng. Như vậy, việc đóng nộp đầy đủ thuế thu nhập cá nhân và thuế thị dân là nghĩa vụ của tất cả người lao động sinh sống tại xứ sở mặt trời mọc. Người lao động cần đọc kỹ các quy định chi tiết về các loại thuế để không mất tiền oan nhé.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật Bản thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi. HelloJob tự hào là nền tảng cung cấp thông tin xuất khẩu lao động hàng đầu hiện nay. Theo dõi chúng tôi qua website để nhận được tư vấn và giải đáp nhé.
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội