Chế độ thực tập sinh Nhật Bản: 5+ điều cần HIỂU ĐÚNG!

500

24/02/2023 - 15:23


Chế độ thực tập sinh Nhật Bản là hình thức đi XKLĐ được nhiều lao động Việt quan tâm. Ở bài viết này HelloJob sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn về quy trình, thu nhập, chi phí, các ngành nghề và quyền lợi của thực tập sinh tại Nhật Bản. Từ đó giúp bạn hiểu và đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp.


1. Thông tin cơ bản về chế độ thực tập sinh Nhật Bản 


Thực tập sinh còn được biết đến với các tên gọi như xuất khẩu lao động Nhật Bản, tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng,... Dù với tên nào thì khái niệm, đối tượng, yêu cầu, hình thức hay thời gian, địa điểm làm việc vẫn sẽ giống nhau:


















































Đặc điểm



Chi tiết



Khái niệm



Là hình thức xuất khẩu trong chương trình hợp tác Việt - Nhật, được Chính phủ 2 nước ký thỏa thuận từ năm 1992. 


Chương trình này giúp thực tập sinh nâng cao tay nghề, trình độ thực tiễn, cải thiện kinh tế cho bản thân và gia đình, góp phần vào sự phát triển của nền công nghiệp đất nước. 



Đối tượng 



Lao động nam và nữ đủ 18 - 35 tuổi.



Yêu cầu



Đáp ứng đủ 11 điều kiện đi thực tập sinh Nhật Bản như điều kiện sức khỏe, trình độ học vấn, khả năng tài chính, vốn Nhật ngữ,...



Hình thức




  • Đoàn thể tiếp nhận: Là tổ chức đại diện cho thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản, chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin, liên hệ với thực tập sinh, sắp xếp chỗ ở, giúp đỡ và bảo vệ các quyền lợi cũng như quản lý thực tập sinh trong thời gian ở Nhật. 

  • Xí nghiệp tự tiếp nhận: Phía xí nghiệp tự liên hệ với các đơn vị tuyển dụng ở Việt Nam để kiếm thực tập sinh. Xí nghiệp cũng thường đòi hỏi khắt khe hơn so với nghiệp đoàn, từ thái độ, cử chỉ đến vốn Nhật ngữ và trình độ học vấn của ứng viên.



Thời gian làm việc



Thực tập sinh có thể lựa chọn chọn đi 1 năm hoặc 3 năm, sau 3 năm nếu muốn có thể gia hạn thêm



Địa điểm 



Xí nghiệp, nhà máy Nhật Bản theo ký kết trên hợp đồng



Tư cách lưu trú



“Hoạt động chỉ định đặc biệt”



Thu nhập



Khoảng 140.000 - 170.000 Yên/tháng, tương đương 28 - 35 triệu VNĐ/tháng tuỳ ngành nghề



Ngành nghề tiếp nhận



85 ngành nghề thuộc 7 nhóm ngành



  • Nhóm ngành nông nghiệp

  • Nhóm ngành ngư nghiệp

  • Nhóm ngành chế biến thực phẩm

  • Nhóm ngành xây dựng

  • Nhóm ngành dệt may

  • Nhóm ngành cơ khí và kim loại

  • Nhóm ngành khác như in, chế tạo đồ đạc, đóng sách,...



Quyền lợi 




  • Năm đầu tiên, thực tập sinh sẽ được nghỉ phép có lương 10 ngày, qua năm thứ 2 sẽ được nghỉ 11 ngày.

  • Nghỉ các ngày lễ Tết theo đúng quy định trong Luật Lao động của Nhật. 

  • Hoàn các khoản tiền bảo hiểm, tiền thuế thực tập sinh Nhật Bản đóng dư và các khoản khác sau khi về nước.



https://docs.google.com/document/d/1bG_3fZR86IVO9tbilMbRLRu8kpQiz8qRpTDvWSLGtJE/edit


Chế độ thực tập sinh Nhật Bản đã có từ năm 1992


2. Mục đích của chế độ thực tập sinh tại Nhật


Chế độ thực tập sinh Nhật Bản do Chính phủ Việt - Nhật ký kết có nhiều mục đích khác nhau, trong đó phải kể tới 3 mục đích chính: 



  • Tăng cường quốc tế hóa, năng động hóa: Chương trình thực tập sinh hiện có 15 nước ký kết tham gia, số lượng thực tập sinh đến từ Việt Nam lớn thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Lao động Việt được tiếp nhận kiến thức thực tiễn, nâng cao kỹ năng, trình độ khoa học kỹ thuật để khi trở về nước có thể góp phần phát triển nền kinh tế.

  • Tạo cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam: Lao động phổ thông Việt Nam trong tình trạng thất nghiệp có thể qua Nhật xuất khẩu. Sau khi trở về nước sẽ được trang bị nhiều kỹ năng cần thiết và được tuyển vào các công ty, xí nghiệp tốt.

  • Giải pháp cho sự thiếu hụt nhân lực tại Nhật Bản: Nhật Bản có lượng lao động già nên thường thiếu nhân lực trong các nhà máy. Việc thực hiện chương trình thực tập sinh đã cung cấp cho Nhật hơn 80.000 lao động mỗi năm đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó Việt Nam có tới hơn 20.000 thực tập sinh đang làm việc tại đây. 


Có 3 mục đích cơ bản khi tham gia chế độ thực tập sinh Nhật Bản


Có 3 mục đích cơ bản khi tham gia chế độ thực tập sinh Nhật Bản









Bản chất của chương trình thực tập sinh tại Nhật là cơ hội cho các lao động phổ thông trong độ tuổi từ 16 đến 40 được học hỏi thêm nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn, từ đó có thể vận dụng vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Đây chính là hình thức đào tạo nguồn nhân lực phù hợp để cống hiến cho đất nước. Dựa vào mục đích của chương trình sẽ giúp bạn cân nhắc nên đi Nhật Bản theo diện du học hay thực tập sinh sao cho phù hợp với bản thân.



3. Phân loại 3 chế độ thực tập sinh Nhật Bản


Người lao động xuất khẩu qua Nhật có thể lựa chọn 3 chế độ thực tập khác nhau, bao gồm thực tập kỹ năng số 1, thực tập kỹ năng số 2 và thực tập kỹ năng số 3. Mỗi chế độ sẽ có những đặc điểm, mục tiêu và yêu cầu khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ từng chế độ để có lựa chọn phù hợp nhất:






























Chế độ



Cụ thể



Mục tiêu



Yêu cầu trình độ, kỹ năng



Thực tập kỹ năng số 1



Trong năm đầu tiên, thực tập sinh được học tiếng Nhật chuyên sâu, học những luật pháp cơ bản cũng như những kiến thức trong công việc, bắt đầu làm quen với môi trường xí nghiệp, nhà máy. 



Vượt qua kỳ thi kiểm tra kỹ năng sơ cấp hay còn gọi là Kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng sơ cấp. 



Thành thạo giao tiếp cơ bản và kiến thức, theo khung năng lực bài thi.



Thực tập kỹ năng số 2



Diễn ra trong năm thứ 2 và năm thứ 3, thực tập sinh tiếp tục học nâng cao hơn từ các kiến thức ở chương trình số 1 và thực hành trong nhà máy, xí nghiệp.  



Vượt qua Kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp độ 3 hay còn gọi là Kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng chuyên môn. 



Những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm ở mức độ sơ cấp tại công ty, xí nghiệp mà bạn làm việc.



Thực tập kỹ năng số 3



Diễn ra trong năm thứ 4 và 5. Thực tập sinh sử dụng tất cả kỹ năng, kinh nghiệm đã tích lũy ở 2 chương trình trước đó để làm việc và tiếp tục học thêm các kỹ thuật nâng cao. 



Vượt qua Kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp độ 2 hay còn gọi là Kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng cao cấp. 



Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một lao động có kỹ thuật ở mức độ cao. 



Giữa các chế độ thực tập sinh đều phải trải qua kỳ thi đánh giá năng lực


Giữa các chế độ thực tập sinh đều phải trải qua kỳ thi đánh giá năng lực









Nếu bạn muốn tham gia chương trình thực tập kỹ năng số 3 thì ngay từ đầu phải chọn đơn hàng 3 năm, bởi những đơn 1 năm sẽ không được gia hạn thêm thời gian làm việc. Bạn có thể tham khảo thông tin về đi thực tập sinh tại Nhật được gia hạn 5 năm để nắm vững hơn về vấn đề này.  



4. Quy trình 10 bước đăng ký đi thực tập sinh Nhật Bản


Để đăng ký chế độ thực tập sinh Nhật Bản, cần thực hiện, bạn phải thực hiện quy trình làm thủ tục với 10 bước cơ bản như sau: 



  • Bước 1 - Lao động tìm sàn xuất khẩu: Ưu tiên các sàn có giấy phép hoạt động, số lượng người đăng ký đi mỗi năm lớn và có nhiều đối tác trực tiếp tại Nhật. Bạn nên đặt niềm tin tại các sàn uy tín để tối ưu mức chi phí và đảm bảo lợi ích, quyền lợi.

  • Bước 2 - Lao động nhận tư vấn từ chuyên gia: Mỗi sàn xuất khẩu sẽ có tư vấn viên trực tại các kênh hotline, fanpage hoặc gặp trực tiếp. Bạn nên lựa chọn hình thức phù hợp và thuận tiện nhất cho bản thân.

  • Bước 3 - Lao động khám sức khỏe: Sau khi qua vòng sơ tuyển, công ty sẽ hướng dẫn bạn khám sức khỏe tại các bệnh viện được chỉ định dành cho thực tập sinh. Thông thường chi phí khám dao động từ 600.000 - 700.000VNĐ.. 

  • Bước 4 - Lao động hoàn thiện hồ sơ và đặt cọc: Thực tập sinh cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sơ yếu lý lịch, giấy xác nhận dân sự, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, chứng minh thư cùng 1 số giấy tờ liên quan khác. Tùy vào từng sàn sẽ có mức cọc khác nhau, trung bình khoảng 10.000.000VNĐ. 

  • Bước 5 - Lao động tham gia khóa học tạo nguồn: Đây là khóa học các sàn xuất khẩu thực hiện để cải thiện trình độ kiến thức và tay nghề của thực tập sinh. Thời gian cho khóa đào tạo sẽ kéo dài khoảng 3 tháng. 

  • Bước 6 - Lao động thi tuyển: Khi nộp hồ sơ xuất khẩu, thực tập sinh sẽ được thông báo ngày thi và ngày phỏng vấn đề chuẩn bị tốt nhất. Những đại diện của nghiệp đoàn sẽ trực tiếp phỏng vấn và lựa chọn các bạn thực tập sinh. 

  • Bước 7 - Lao động trúng tuyển và được học nâng cao tay nghề: Sau khi trúng tuyển đơn hàng, thực tập sinh cần học nâng cao kiến thức và tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ, văn hóa Nhật Bản từ 4 - 5 tháng. Cùng lúc đó, nghiệp đoàn sẽ xin tư cách lưu trú cho thực tập sinh, các thủ tục xét duyệt mất tối đa 3 tháng.

  • Bước 8 - Lao động xin visa thành công: Khi đã có trong tay tư cách lưu trú, thực tập sinh sẽ xin Visa để nhập cảnh vào Nhật. Visa này được cấp bởi Đại sứ quán Nhật Bản và sàn xuất khẩu sẽ hỗ trợ bạn làm thủ tục.

  • Bước 9 - Lao động chờ xuất cảnh: Khi lao động đã hoàn thiện đầy đủ thủ tục, hồ sơ theo yêu cầu, nộp đầy đủ phí và mua vé máy bay, bạn chỉ cần chuẩn bị những đồ dùng cần thiết và chờ ngày bay. 

  • Bước 10 - Lao động nhập cảnh thành công và được đào tạo kỹ năng: Lao động nhập cảnh xong sẽ được nghiệp đoàn sắp xếp chỗ ở, làm thẻ ngân hàng, học nghề,... để thích nghi với cuộc sống trong khoảng 1 tháng. Sau đó chính thức trở thành thực tập sinh và làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp như đã ký trên hợp đồng.


Xem thêm: Hợp đồng thực tập sinh Nhật Bản: 8 Điều cần nắm rõ!


Thực tập sinh muốn tham gia lao động tại Nhật cần phải hoàn thành 10 bước cơ bản


Thực tập sinh muốn tham gia lao động tại Nhật cần phải hoàn thành 10 bước cơ bản


5. 3 tin mới về chế độ thực tập sinh Nhật Bản có thể bạn chưa biết!


Bên cạnh những thông tin cơ bản về chế độ thực tập sinh, bạn nên cập nhật những thông tin mới nhất để chuẩn bị hành trang vững vàng trước khi sang Nhật. Dưới đây là một số tin tức quan trọng thực tập sinh không nên bỏ qua. 


1- Thu nhập thực tập sinh Nhật Bản từ 22 - 30 triệu đồng/tháng


Thực tập sinh nhận mức lương cơ bản từ 130.000 - 180.000 Yên/ tháng (khoảng 22 - 33 triệu VNĐ) với cường độ làm việc 8 giờ/ ngày. Sau khi đã thanh toán tiền nhà, thuế, bảo hiểm, bạn sẽ còn 80.000 - 110.000 Yen (khoảng 13 - 18 triệu VNĐ). 


Nếu lao động làm tăng ca chăm chỉ thì thu nhập có thể lên tới 24 - 36 triệu VNĐ. Bạn hãy tìm hiểu thêm mức lương của thực tập sinh Nhật Bản để biết rõ về những khoản thu nhập hàng tháng này. 


Thực tập sinh Nhật Bản thường có mức thu nhập cơ bản từ 22 - 30 triệu VNĐ


Thực tập sinh Nhật Bản thường có mức thu nhập cơ bản từ 22 - 30 triệu VNĐ


2- Chi phí tham gia chế độ thực tập sinh Nhật Bản từ 45 triệu đồng


Chi phí để trở thành thực tập sinh Nhật Bản sẽ có sự chênh lệch giữa đơn hàng 1 năm và đơn hàng 3 năm. Đối với đơn 1 năm dao động từ 45 - 50 triệu đồng, còn đơn hàng 3 năm sẽ từ 85 - 160 triệu đồng. Mức chi phí đi thực tập sinh Nhật Bản đã giảm đáng kể so với trước đây.  


3- 13 quyền lợi của thực tập sinh Nhật Bản cực hấp dẫn


Thực tập sinh khi tham gia lao động tại Nhật Bản được nhận rất nhiều quyền lợi hấp dẫn:



  • Đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định của Chính phủ Nhật.

  • Nghỉ phép có lương vào các ngày lễ tết hàng năm. 

  • Được bảo vệ an toàn tuyệt đối bởi Luật Lao động. 

  • Nhận những khoản tiền bồi thường xứng đáng trong trường hợp rủi ro như xí nghiệp tự ý hủy bỏ hợp đồng. 

  • Học tập, làm việc và phát triển trong môi trường chuyên nghiệp, hiện đại, có cơ hội trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau. 

  • Nhận các khoản tiền như bảo hiểm Nenkin, tiền hoàn thuế một phần hay tiền thuế đóng dư sau khi trở về nước. 


Bạn có thể tìm hiểu thêm về quyền lợi của thực tập sinh Nhật Bản để biết những điều sẽ nhận được khi tham gia chương trình này nhé.


Thực tập sinh Nhật Bản thường có mức thu nhập cơ bản từ 22 - 30 triệu VNĐ


Có rất nhiều quyền lợi khác nhau mà thực tập sinh có thể nhận được khi tham gia lao động tại Nhật


Như vậy, bài viết đã cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về chế độ thực tập sinh Nhật Bản. Đây là những thông tin vô cùng hữu ích mà bất kỳ ai cũng cần nắm vững khi lựa chọn đi theo con đường xuất khẩu lao động. Hy vọng từ bài viết bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng hơn trước khi đặt chân qua đất nước Nhật Bản.

Việc làm
Trang chủ
Việc làm
Việc làm
Hồ sơ
Hồ sơ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Menu
ddkbctdmca

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội

FacebookMessengerZalo