4 sự KHÁC NHAU giữa TU NGHIỆP SINH và THỰC TẬP SINH

800

03/01/2023 - 10:27


Sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh là gì? Đây là hai hình thức khác nhau thuộc chương trình xuất khẩu Nhật Bản, tuy nhiên hầu hết lao động vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Dưới đây, HelloJob sẽ chỉ ra 4 điểm khác nhau giữa thực tập sinh và tu nghiệp sinh giúp bạn hiểu hơn về 2 hình thức XKLĐ Nhật Bản này và đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân nhé.


1. Định nghĩa tu nghiệp sinh và thực tập sinh


Để nắm được sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh, đầu tiên bạn nắm được định nghĩa của hai hình thức xuất khẩu lao động này.


1- Định nghĩa tu nghiệp sinh


Tu nghiệp sinh là chương trình tiếp nhận, đào tạo người lao động nước ngoài được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ. Chương trình sẽ hướng dẫn bài bản những kỹ thuật, kỹ năng, kiến thức về các đơn hàng cũng như các ngành sản xuất của Nhật Bản. 


Chương trình tu nghiệp sinh tại Nhật hướng đến những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn dưới đây:



  • Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn thông qua việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại để phát triển nền kinh tế

  • Giúp các doanh nghiệp Nhật Bản có nguồn nhân lực để sản xuất kinh doanh, gia tăng hợp tác hóa, quốc tế hóa sản xuất

  • Tu nghiệp sinh góp phần phát triển bản thân và xã hội bằng cách ứng dụng những kinh nghiệm đã tích lũy sau khi kết thúc chương trình trở về nước.


Diện tu nghiệp sinh sẽ đào tạo cho lao động học hỏi các kiến thức cần thiết 


Diện tu nghiệp sinh sẽ đào tạo cho lao động học hỏi các kiến thức cần thiết 


2- Định nghĩa thực tập sinh


Thực tập sinh là chương trình giúp các tu nghiệp sinh vận dụng những kỹ năng được học để áp dụng vào công việc thực tế, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh. Chương trình đào tạo được hỗ trợ và phát triển các thực tập sinh với mục đích như sau:



  • Tạo nguồn lực để phát triển nền sản xuất, kinh doanh của Nhật Bản thông qua việc chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, kiến thức về các lĩnh vực sản xuất

  • Giải quyết thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đang diễn ra tại Nhật

  • Thúc đẩy quá trình quốc tế hóa, sự năng động hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh


Thực tập sinh là quá trình ứng dụng những kỹ năng vào môi trường làm việc thực tế tại Nhật


Thực tập sinh là quá trình ứng dụng những kỹ năng vào môi trường làm việc thực tế tại Nhật









Hiện nay có nhiều thông tin cho rằng thực tập sinh và tu nghiệp sinh là một. Tuy nhiên trên thực tế đây vẫn là hai hình thức khác nhau:



  • Hai hình thức này đều là xuất khẩu lao động Nhật. Về cơ bản phải hoàn thành tu nghiệp mới được trở thành thực tập sinh, hay nói cách khác tu nghiệp là bước đầu tiên nếu muốn thành thực tập sinh.

  • Hai hình thức này trước đây phân biệt rõ ràng hơn, tuy nhiên do nhu cầu nguồn nhân lực tăng mà Nhật Bản đã giảm thời gian tu nghiệp từ 6 tháng - 1 năm xuống còn 1 - 2 tháng để tạo điều kiện và thu hút thêm lao động.

  • Bây giờ lao động chỉ mất 1 - 2 tháng để đào tạo tiếng, học việc, sau đó sẽ được ký hợp đồng làm việc luôn ở tháng thứ 2 sau khi sang Nhật và chính thức được nhận lương theo đúng hợp đồng.



2. Sự khác nhau giữa đối tượng đi tu nghiệp sinh và thực tập sinh 


Không có sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh trong độ tuổi XKLĐ. Đối tượng đi tu nghiệp sinh và thực tập sinh có sự tương đồng, đều là lao động trong độ tuổi 18 - 35. Tuy vậy, bạn buộc phải trở thành tu nghiệp sinh mới có thể tiến lên tư cách thực tập sinh.


1- Đối tượng đi tu nghiệp sinh


Các tu nghiệp sinh là đối tượng được phái cử sang học việc với độ tuổi phổ biến 18 - 35 tuổi. Kết thúc quá trình tu nghiệp, nhiều thực tập sinh sẽ trở về nước làm việc và áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm được học để phát triển đất nước.


Do độ tuổi đi tu nghiệp tại Nhật bắt đầu từ khá sớm (18 tuổi) nên nhiều người đã tốt nghiệp đại học sẽ có thắc mắc tốt nghiệp đại học có nên đi tu nghiệp sinh? Bạn có thể tham khảo bài viết trên để có thêm góc nhìn.


2- Đối tượng đi thực tập sinh


Đối tượng tham gia chương trình thực tập sinh là những người trong độ tuổi phổ biến từ 18 - 35 tuổi. Một số đơn hàng nới lỏng điều kiện về độ tuổi tuyển dụng lên 40 tuổi do tính chất công việc và nhu cầu thị trường. Những thực tập sinh sẽ áp dụng kiến thức được học khi làm tu nghiệp sinh để làm việc tại xí nghiệp Nhật Bản, nhận lương theo hợp đồng với tư cách là công nhân lao động.


Tu nghiệp sinh và thực tập sinh đều là những người có độ tuổi phổ biến từ 18 - 35 tuổi


Tu nghiệp sinh và thực tập sinh đều là những người có độ tuổi phổ biến từ 18 - 35 tuổi


3. Địa điểm làm việc của tu nghiệp sinh và thực tập sinh


Tương tự với tiêu chí về đối tượng, không có sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh khi so sánh về địa điểm làm việc. Hầu hết 2 đối tượng này đều làm trong những nhà máy, xí nghiệp hiện đại.


1- Địa điểm làm việc của tu nghiệp sinh


Tu nghiệp sinh Nhật Bản chủ yếu làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Để trúng tuyển vào đây, bạn phải trải qua nhiều vòng thi về kỹ năng chuyên môn, Nhật ngữ,... Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, địa điểm làm việc sẽ di chuyển về các cơ sở sản xuất theo đúng kỹ năng chuyên môn. 


2- Địa điểm làm việc của thực tập sinh


Thực tập sinh làm việc tại nhà máy, xí nghiệp được chuyển về sau thời gian tu nghiệp. Chỉ khi trải qua chương trình tu nghiệp sinh và các bài kiểm tra năng lực, bạn mới có thể được nhận vào làm chính thức tại xí nghiệp. Các địa điểm làm việc này đều sở hữu máy móc, công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân công tay nghề cao, chắc chắn sẽ tạo ra môi trường chuyên nghiệp giúp bạn phát triển toàn diện.


Tu nghiệp sinh và thực tập sinh chủ yếu làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, một số đơn hàng khác sẽ làm việc ngoài trời


Tu nghiệp sinh và thực tập sinh chủ yếu làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, một số đơn hàng khác sẽ làm việc ngoài trời


4. Sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh: Thời gian làm việc


Tham gia tu nghiệp khá ngắn, thường diễn ra trong khoảng 1 - 2 tháng, còn chương trình thực tập sinh có thể kéo dài 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn thêm nếu đủ điều kiện.


1- Thời gian làm việc của tu nghiệp sinh


Trước đây, tu nghiệp sinh mất 6 tháng - 1 năm để hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo kỹ năng tu nghiệp. Bây giờ chỉ mất khoảng 1 - 2 tháng để học việc là đã được chuyển thành thực tập sinh.


Tu nghiệp sinh sẽ học việc trong 1 - 2 tháng


Tu nghiệp sinh sẽ học việc trong 1 - 2 tháng


2- Thời gian làm việc của thực tập sinh


Thời gian làm việc là tiêu chí tiếp theo thể hiện sự khác nhau giữa tu nghiêp sinh và thực tập sinh. Trong khi tu nghiệp sinh sẽ chỉ mất khoảng 1 - 2 tháng học việc để trở thành thực tập sinh thì thực tâp sinh Nhật Bản sẽ phải mất thời gian lâu hơn để hoàn thành chương trình này. Cụ thể:


Lao động phải hoàn thành chương trình tu nghiệp mới được phê duyệt trở thành thực tập sinh Nhật Bản, tổng thời gian tu nghiệp sinh và thực tập không quá 3 năm. Hiện có 2 loại đơn hàng đi Nhật theo diện thực tập sinh, bao gồm đơn hàng 1 năm và đơn hàng 3 năm, lao động có thể tự chọn tùy vào mong muốn đi dài hạn hay ngắn hạn. 


Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản đã chính thức cho phép gia hạn thêm 2 năm đối với lao động đi đơn hàng 3 năm, do đó tổng thời gian tham gia thực tập sinh Nhật Bản sẽ kéo dài lên đến 5 năm. Bạn có thể tham khảo thông tin về thực tập sinh Nhật Bản được gia hạn 5 năm để hiểu rõ về chương trình này và xác định lộ trình phù hợp với bản thân nhé.


Sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh thể hiện thông qua thời gian làm việc: Tu nghiệp sinh học việc trong khoảng 1 tháng, thực tập sinh làm việc từ 1 - 3 năm


Sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh thể hiện thông qua thời gian làm việc: Tu nghiệp sinh học việc trong khoảng 1 tháng, thực tập sinh làm việc từ 1 - 3 năm


5. Tư cách lưu trú của tu nghiệp sinh và thực tập sinh


Tu nghiệp sinh và thực tập sinh cùng đi Nhật làm việc nhưng hoạt động dưới tư cách lưu trú khác nhau. Tu nghiệp sinh mang tư cách “tu nghiệp sinh”, còn thực tập sinh được gọi là “hoạt động chỉ định đặc biệt”.


1- Tư cách lưu trú của tu nghiệp sinh


Tu nghiệp sinh tham gia chương trình này được cấp tư cách lưu trú là “tu nghiệp sinh”. Về bản chất, đây là chương trình đào tạo kỹ năng cơ bản nên người tham gia sẽ được đào tạo 2 nội dung tổng quát và thực tế. Trong đó:



  • Tu nghiệp tổng quát: Là hình thức học lý thuyết, được đào tạo về các kiến thức ngoại ngữ (tiếng Nhật), nét văn hóa và bộ quy tắc ứng xử khi sống và làm việc tại Nhật.

  • Tu nghiệp thực tế: Là hình thức học thực hành, được đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ tại các cơ sở, xí nghiệp theo đúng kỹ năng chuyên môn.


Xem thêm: 4 cách để tu nghiệp sinh quay lại Nhật Bản sau khi về nước


2- Tư cách lưu trú của thực tập sinh


Khi trở thành thực tập sinh kỹ năng, bạn sẽ chuyển từ diện “tu nghiệp sinh” sang tư cách lưu trú “hoạt động chỉ định đặc biệt”, chính thức được nhận lương theo hợp đồng và được luật Lao Động bảo vệ.


Sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản thể hiện ở tư cách lưu trú


Sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh thể hiện thông qua tư cách lưu trú


6. Khác nhau về chế độ giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh


Giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh có sự khác biệt về chế độ hỗ trợ, nghỉ lễ, nghỉ phép... Nhìn chung, thực tập sinh được nhận chế độ tốt hơn so với tu nghiệp sinh. 


1- Chế độ của tu nghiệp sinh


Tu nghiệp sinh sẽ được tham gia vào khóa đào tạo tay nghề cơ bản, hỗ trợ chi phí trong các trường hợp rủi ro và còn có tiền trợ cấp bảo hiểm,...Cụ thể các chế độ như sau:



  • Đào tạo nâng cao tay nghề: Trong vòng 10 tháng đầu sau khi nhập cảnh tại Nhật, tu nghiệp sinh sẽ được nhận vào các xí nghiệp Nhật Bản và trải qua khóa học về huấn luyện tay nghề. 

  • Hỗ trợ trong trường hợp rủi ro: Nếu xí nghiệp phá sản hoặc buộc phải về trước hạn, tu nghiệp sinh được chính phủ hỗ trợ mức phí 48.000 Yên/tháng x số tháng còn lại đối với năm thứ nhất, 54.000 Yên/tháng x số tháng còn lại đối với năm thứ 2, 60.000 Yên/tháng x số tháng còn lại đối với năm thứ 3.

  • Hỗ trợ sau khi hoàn thành hợp đồng: Tu nghiệp sinh sau khi hoàn thành hợp đồng sẽ nhận được hỗ trợ, đơn hàng 1 năm nhận được 36 triệu đồng, đơn hàng 3 năm nhận được 108 triệu đồng.

  • Hỗ trợ tiền trợ cấp bảo hiểm: Các tu nghiệp sinh được áp dụng tiền trợ cấp quốc gia từ phía chính phủ Nhật - khoản kinh phí dùng để hỗ trợ cuộc sống của người lao động.


Chế độ dành cho lao động tham gia tu nghiệp sinh sẽ được đào tạo chuyên môn để nâng cao tay nghề 


Chế độ dành cho lao động tham gia tu nghiệp sinh sẽ được đào tạo chuyên môn để nâng cao tay nghề 


2- Chế độ của thực tập sinh


Sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh được thể hiện qua chế độ làm việc. Sau 6 tháng làm thực tập sinh, lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ trong năm theo quy định của pháp luật Nhật Bản:



  • Nghỉ phép có lương: Năm đầu tiên được nghỉ 10 ngày phép, năm kế tiếp tăng lên 11 ngày nghỉ.  

  • Nghỉ lễ: Lễ Tết nguyên đán, nghỉ hè, nghỉ tuần lễ vàng - nhìn chung là nghỉ ngày lễ theo quy định của Nhật và vẫn được nhận lương bình thường.

  • Hoàn tiền bảo hiểm: Khi trở về nước đúng hạn, bạn sẽ được phía bảo hiểm hoàn trả tiền bảo hiểm an sinh và bảo hiểm hưu trí.  


Thực tập sinh được hưởng các ngày nghỉ lễ theo đúng quy định 


Thực tập sinh được hưởng các ngày nghỉ lễ theo đúng quy định 


Xem thêm: Chi phí đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản: ~98,2tr [Chi tiết từng khoản]


7. Quy định về bảo hiểm của tu nghiệp sinh và thực tập sinh


Khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động, tu nghiệp sinh và thực tập sinh sẽ tham gia các loại bảo hiểm khác nhau. Thực tập sinh được tham gia nhiều loại bảo hiểm hơn so với tu nghiệp sinh. Đây cũng là điểm tạo nên sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh.


1- Quy định về bảo hiểm của tu nghiệp sinh


Tu nghiệp sinh được tham gia 2 loại bảo hiểm chính: 



  • Bảo hiểm sức khỏe: Mọi thương tật, ốm đau, tai nạn,… sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền theo hợp đồng đã thỏa thuận.

  • Bảo hiểm tư nhân: Bảo hiểm tư nhân giúp người tham gia hưởng lợi từ khoản trợ cấp thuế. 


Tu nghiệp sinh chỉ tham gia bảo hiểm tư nhân và bảo hiểm sức khỏe


Tu nghiệp sinh chỉ tham gia bảo hiểm tư nhân và bảo hiểm sức khỏe


2- Quy định về bảo hiểm của thực tập sinh


So với tu nghiệp sinh, thực tập sinh Nhật Bản được tham gia vào nhiều loại bảo hiểm hơn, bao gồm 4 loại chính:  



  • Bảo hiểm xã hội: Bù đắp phần nào cho người lao động gặp các tình trạng như sức khỏe suy giảm, mất thu nhập, tai nạn nghề nghiệp,...

  • Bảo hiểm lao động: Đây là gói bảo hiểm được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn để bảo vệ người lao động. Bảo hiểm sẽ bồi thường và chi trả về những tổn thương, thương tích do tai nạn gây ra.

  • Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm thuộc về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng nhằm giảm thiểu tối đa các khoản phí điều trị do ốm đau, bệnh tật,…

  • Bảo hiểm hưu trí: Chế độ bảo hiểm này hướng đến hỗ trợ những người già ốm yếu, người khuyết tật và người mất khả năng lao động, không đủ khả năng mưu sinh. 


Thực tập sinh được tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm 


Thực tập sinh được tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm 


8. Sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh: Thu nhập


Thu nhập là một trọng những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh: Tu nghiệp sinh chỉ được nhận trợ cấp, còn thực tập sinh sẽ nhận lương theo hợp đồng.


1- Thu nhập của tu nghiệp sinh


Đối với tu nghiệp sinh, trong khoảng thời gian đầu làm việc sẽ nhận được trợ cấp khoảng 80.000 Yên/tháng (tương đương 14 triệu đồng/ tháng). Sau khi vượt qua các bài kiểm tra và trở thành thực tập sinh sẽ nhận được mức lương theo đúng với hợp đồng đã thỏa thuận trước đó.


2- Thu nhập của thực tập sinh


Thực tập sinh Nhật Bản được trả lương theo hai hình thức chủ yếu: Trả lương theo tháng và trả lương theo giờ. Đa số xí nghiệp tại Nhật đều lựa chọn hình thức trả lương theo giờ bởi cách tính này sẽ chính xác và thuận tiện hơn.


Hiện nay, mức lương cơ bản thực tập sinh Nhật Bản nhận được dao động từ 22 - 30 triệu đồng/tháng - tương đương làm việc 8 tiếng/ ngày. Sau khi trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, tiền chỗ ở thì mức lương thực lĩnh thực tập sinh nhận được dao động từ 13 - 18 triệu đồng. Nếu lao động chăm chỉ làm thêm thì số tiền này sẽ tăng lên đáng kể, nâng tổng khoản tiền nhận được lên 25 - 40 triệu đồng.


bạn hãy tìm hiểu thêm về mức lương của thực tập sinh tại Nhật Bản để hiểu thêm về thu nhập cơ bản, thu nhập thực lĩnh và các yếu tố ảnh hưởng tới tổng thu nhập nhé.


Mức lương cơ bản của thực tập sinh Nhật Bản được đánh giá khá cao


Mức lương cơ bản của thực tập sinh Nhật Bản được đánh giá khá cao


Xem thêm: [Hé lộ] Cuộc sống của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản


Để có cái nhìn tổng quát nhất về sự khác biệt giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản, bạn có thể tham khảo thông tin tổng hợp ở bảng sau:



















































Yếu tố so sánh



Tu nghiệp sinh



Thực tập sinh



Định nghĩa



Chương trình đào tạo người lao động nước ngoài làm việc tại Nhật thông qua các khóa học về kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp,…



Chương trình giúp người lao động vận dụng kiến thức, kỹ năng vào công việc thực tế.



Đối tượng



Người lao động đáp ứng các yêu cầu cơ bản, độ tuổi từ 18 - 35.



Thực tập sinh độ tuổi từ 18 - 35, là tu nghiệp sinh vượt qua các bài kiểm tra và được đón nhận vào làm tại xí nghiệp.



Địa điểm làm việc



Nhà máy, xí nghiệp tiếp nhận tu nghiệp sinh.



Nhà máy, xí nghiệp đã tu nghiệp trong thời gian trước đó.



Thời gian làm việc



Từ 1 - 2 tháng



1 năm, 3 năm hoặc gia hạn tới 5 năm



Tư cách lưu trú



Tu nghiệp sinh



Hoạt động chỉ định đặc biệt



Chế độ




  • Đào tạo nâng cao tay nghề.

  • Hỗ trợ các khoản phí trong trường hợp rủi ro 

  • Hỗ trợ sau khi hoàn thành hợp đồng.

  • Hỗ trợ tiền trợ cấp bảo hiểm. 




  • Nghỉ phép có lương.

  • Nghỉ lễ theo quy định pháp luật.

  • Hoàn tiền bảo hiểm.



Bảo hiểm



Tham gia bảo hiểm tư nhân và bảo hiểm sức khỏe.



Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí.



Thu nhập



Nhận được trợ cấp 14 triệu đồng/tháng



Thu nhập cơ bản dao động từ 22 - 30 triệu đồng/ tháng 



Như vậy, sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh chủ yếu nằm ở 4 yếu tố: Bản chất chương trình xuất khẩu lao động, tư cách lưu trú, mức thu nhập và các loại bảo hiểm phải đóng. Chi tiết sự khác nhau này như sau:



  • Bản chất: Tu nghiệp sinh sang để học nên được bảo hệ theo luật Nhập cảnh Nhật Bản, thực tập sinh sang làm việc nên áp dụng luật lao động Nhật Bản và luật bảo hiểm.

  • Tư cách lưu trú: Tu nghiệp sinh là “tu nghiệp”, còn thực tập sinh là “hoạt động chỉ định đặc biệt”. Sau khi kết thúc thời gian tu nghiệp sẽ tiếp tục làm ở xí nghiệp dưới tư cách là thực tập sinh - công nhân lao động.

  • Thu nhập: Tu nghiệp sinh chỉ nhận trợ cấp sinh hoạt, không được làm thêm giờ, còn thực tập sinh thu nhập theo đúng hợp đồng, được làm tăng ca.

  • Bảo hiểm: Tu nghiệp sinh đóng bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tư nhân, còn thực tập sinh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí.


Sự khác nhau cơ bản giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản nằm ở bản chất, tư cách lưu trú, thu nhập và chế độ bảo hiểm


Sự khác nhau cơ bản giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản nằm ở bản chất, tư cách lưu trú, thu nhập và chế độ bảo hiểm









Mặc dù có nhiều điểm khác nhau, tuy nhiên với vai trò là thực tập sinh hay tu nghiệp sinh Nhật Bản, người lao động đều phải tuân thủ các nghĩa vụ như sau:



  • Tuân thủ mọi quy định của xí nghiệp: Quy định về giờ làm việc, quy định về trang phục...

  • Không vi phạm pháp luật Nhật Bản: Trường hợp mức độ phạm lỗi nhẹ, chưa gây ảnh hưởng đến công việc thì có thể bị phạt tiền. Nếu như mức độ vi phạm nặng thì lao động có thể đối mặt với việc bị trục xuất về nước.

  • Không phá vỡ hợp đồng trước thời hạn: Nếu phá vỡ người lao động buộc phải đền bù khoản tiền theo như hai bên đã thỏa thuận từ trước. Trường hợp thương lượng không thành công có thể phải giải quyết tại Tòa án.



Như vậy, sự khác nhau giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh đã được chỉ rõ trong bài viết. Xét về tổng quan, tu nghiệp sinh chính là nấc khởi đầu của chương trình thực tập sinh. Nếu bạn không trải qua quá trình tu nghiệp thì không thể đi Nhật làm việc theo diện thực tập sinh. 


Để tìm hiểu chi tiết hơn về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, hãy liên hệ ngay với HelloJob để nhận được giải đáp nhanh chóng. Nền tảng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam cam kết sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất phục vụ cho hành trình sắp tới của bạn.

Việc làm
Trang chủ
Việc làm
Việc làm
Hồ sơ
Hồ sơ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Menu
ddkbctdmca

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội

FacebookMessengerZalo