Đi Nhật 5 năm về tích lũy 2 tỷ đồng dễ dàng - Có thật không?

700

15/05/2023 - 18:12


Đi Nhật là lựa chọn của nhiều người lao động Việt Nam với mục đích có thu nhập tốt, tích lũy khoản tiền lớn trước khi về nước. Đi nhật 5 năm về được bao nhiêu tiền? Liệu 2 tỷ đồng có phải là con số dễ dàng tích lũy được sau khi làm việc tại Nhật Bản. Hãy cùng Hello Job tìm hiểu thực hư thông tin đang được nhiều người lao động quan tâm nhất hiện nay.


1. Đi Nhật 5 năm về được bao nhiêu tiền?


Đi Nhật 5 năm về, người lao động có thể tích lũy lên đến 2 tỷ đồng, đây là số tiền nhận được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng ngành nghề, khả năng tích lũy và thời gian làm việc của mỗi người. 


Công thức tính tiền tích lũy sau 5 năm = Tiền tích lũy trong 3 năm đầu tiên + Tiền tích lũy trong 2 năm sau


Như vậy, để tích toán khoản tiền tích lũy 5 năm, người lao động cần tính khoản tiền tích luỹ trong 3 năm và 2 năm làm việc. 























Công thức tính tiền tích lũy trong 3 năm và 2 năm 



Tiền tích lũy 3 năm



Tổng thu nhập cơ bản + Tổng tiền làm tăng ca - Tổng chi phí sinh hoạt - Chi phí đi xuất khẩu Nhật + Các khoản tiền nhận lại khi về nước



= 547 triệu - 1,7 tỷ VNĐ



Tiền tích lũy 2 năm



Tổng thu nhập cơ bản + Tổng tiền làm tăng ca - Tổng chi phí sinh hoạt - Chi phí đi xuất khẩu Nhật + Các khoản tiền nhận lại khi về nước



= 547 triệu - 1,7 tỷ VNĐ



Tổng số tiền tích lũy được sau 5 năm đi Nhật có sự khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề và thời gian làm việc


Tổng số tiền tích lũy được sau 5 năm đi Nhật có sự khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề và thời gian làm việc


Thực tế tổng tích lũy 3 năm đầu so với 2 năm gia hạn sẽ có nhiều khác biệt. Để làm rõ sự khác biệt này, Hello Job sẽ phân tích chi tiết trong phần 2 dưới đây. 


2. Chi tiết tổng tiền tích lũy sau 5 năm đi Nhật về nước


Các khoản thu nhập, chi phí trong 3 năm đầu và 2 năm gia hạn khi xuất khẩu lao động Nhật Bản có sự khác biệt nhất định. Do đó, cần tách biệt 02 khoản tích lũy này khi tính tổng tích lũy sau 05 năm đi Nhật về nước. Vậy các khoản thu nhập, chi phí khác nhau như thế nào trong 2 giai đoạn này? 


2.1. Tổng tích lũy trong 3 năm đầu tiên


Tổng tích lũy của người lao động trong 3 năm đầu tiên phụ thuộc vào các khoản như thu nhập cơ bản, thu nhập tăng ca, chi phí sinh hoạt, chi phí xuất khẩu và khoản tiền nhận lại sau khi về nước.


1 - Thu nhập cơ bản


Mức lương tối thiểu ở Nhật được tính theo đơn vị Yên/giờ và  được áp dụng đồng nhất tất cả người lao động ở Nhật Bản mà không phân biệt về quốc tịch. 


Mức lương tối thiểu được ấn định theo từng khu vực, trung bình mỗi giờ làm việc lao động Nhật Bản nhận 760 - 957 Yên/giờ, làm việc 40 - 44 giờ/tuần.


Với quy định đó, thu nhập cơ bản của người lao động vào khoảng 25 - 35 triệu VNĐ/tháng.  Tuy nhiên, thu nhập thực tế sẽ rơi vào khoảng 20 - 30 triệu VNĐ/tháng sau khi trừ các khoản chi phí khác.


Cần thiết kế ảnh


2 - Thu nhập tăng ca


Bên cạnh mức lương cố định, Nhật Bản có quy định về thời gian và lương làm thêm cho người lao động. Làm tăng ca sẽ được hưởng mức lương cao hơn, do đó nhiều người lao động lựa chọn cách thức này để cải thiện nguồn thu nhập. 


Theo thông tin được Bộ Lao động - Y tế - Phúc lợi Nhật Bản cập nhật, mức lương làm tăng ca được tính như sau: 



  • Làm tăng ca trong ngày thường (khoảng thời gian từ 05 giờ chiều đến 10 giờ tối): Hưởng 125% lương cơ bản/giờ làm việc tăng ca. 

  • Làm tăng ca ban đêm (khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau): Hưởng 135% lương cơ bản/giờ làm việc tăng ca. 

  • Làm tăng ca vào ngày nghỉ (thứ 7 hay chủ nhật): Hưởng 135% lương cơ bản/giờ làm việc tăng ca.

  • Làm tăng ca vào ngày lễ tết: Hưởng 160% - 200% lương cơ bản/giờ làm việc tăng ca.    


Tuy nhiên, việc làm tăng ca tại Nhật không được tùy tiện mà có giới hạn về thời gian. Cụ thể: 



  • Lao động được làm tối đa 10 giờ/ngày, 40 giờ/tuần. 

  • lao động được làm thêm không quá 50% trên thời gian làm việc trong ngày và không tăng ca quá 45 giờ/tháng và 360 giờ/năm. 


Tiền làm thêm hay làm tăng ca sẽ khác nhau phụ thuộc vào thời gian, công việc. Nếu làm tăng ca chăm chỉ thu nhập làm tăng ca sẽ giao động khoảng 3 - 6 triệu VNĐ/ tháng.


3 - Chi phí sinh hoạt


Chi phí sinh hoạt ước tính rơi vào khoảng 10.000 - 20.000 Yên/tháng (Khoảng 1,8 - 3,6 triệu VNĐ/tháng) và có thể thay đổi theo kế hoạch sinh hoạt của mỗi người.


Tiền nhà cũng là khoản chi phí cố định hàng tháng, rơi vào khoảng 25.000 Yên (~ 4.5 triệu VNĐ/tháng). Ngoài ra, lao động phải chi trả các phí phát sinh khác (tiền điện thoại, tiền gặp gỡ bạn bè,...) khoảng 7.000 Yên/tháng (~ 1.26 triệu VNĐ). Các khoản thuế, bảo hiểm thường được khấu trừ trực tiếp vào tiền lương của người lao động. 


Theo đó, ước tính tổng chi phí sinh hoạt tại Nhật sẽ rơi vào 7.5 - 9 triệu VNĐ/tháng. 


4 - Chi phí đi xuất khẩu


Để hoàn tất quá trình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động phải chi trả cho một số khoản chi phí bao gồm:



  • Chi phí khám sức khỏe đi nước ngoài khoảng 700.000 - 1,2 triệu đồng

  • Chi phí học tạo nguồn khi tham gia quyển đơn hàng đi Nhật khoảng 

  • Chi phí dịch vụ và môi giới

  • Chi phí đào tạo tiếng Nhật khi trúng tuyển đơn hàng

  • Phí hồ sơ, dịch thuật

  • Phí làm visa, giấy tờ

  • Chi phí đi lại

  • Các phí phát sinh khác


Để tính toán được đi Nhật 5 năm về được bao nhiêu tiền thì người lao động cũng cần nắm được các chi phí bỏ ra trước khi đi xuất khẩu Nhật.


5 - Khoản tiền nhận lại khi về nước


Sau khi về nước, người lao động sẽ được nhận về tiền thuế Nenkin, tiền thuế đóng dư, tiền hoàn thuế 1 phần. Trong đó: 



  • Tiền thuế Nenkin (khoản bảo hiểm hưu trí khi về già): Người lao động về nước sẽ nhận lại 80% tiền thuế Nenkin. Ước tính sau 3 năm, số tiền nhận lại khoảng 54 triệu đồng.

  • Tiền thuế đóng dư: Người lao động được hoàn lại nếu về nước dưới 5 năm và hoàn thành thủ tục hoàn thuế. Số tiền này rơi vào khoảng 40.000 - 50.000 Yên (~ 7,3 -  9 triệu VNĐ).  

  • Tiền hoàn thuế 1 phần: Khoản tiền hoàn thuế này áp dụng với lao động chưa làm bất kỳ thủ tục gì liên quan đến xin miễn giảm thuế trong suốt thời gian làm việc tại Nhật. Khoản tiền hoàn thuế 1 phần có thể từ 70.000 - 140.000 Yên (~ 12.7 - 25.5 triệu đồng).



Khoản tiền nhận lại sau 3 năm nếu đủ điều kiện nhận hoàn lại cả 03 loại tiền trên = 74 - 88.5 triệu đồng



Chi tiết công thức tính tổng tiền tích lũy sau 3 năm đi Nhật


Chi tiết công thức tính tổng tiền tích lũy sau 3 năm đi Nhật



Tổng tiền tích lũy 3 năm = (720 triệu ~ 1 tỷ VNĐ) + (108 ~  216 triệu VNĐ) - (270 ~  324 triệu VNĐ) - ( 85 ~ 160 triệu VNĐ) + (74 ~ 88.5 triệu VNĐ) = 547 ~ 820 triệu VNĐ.



Số liệu trên đây chỉ mang tính tương đối, đi Nhật 3 năm tích lũy được bao nhiêu còn phụ thuộc vào mức lương tối thiểu từng vùng và cách lao động quản lý chi tiêu. 


2.2. Tổng tích lũy trong 2 năm sau 


Về cơ cấu tiền tích luỹ trong 2 năm gia hạn tiếp theo vẫn giống với 3 năm đầu. Sự khác biệt nằm ở thu nhập cơ bản, chi phí đi xuất khẩu và khoản tiền nhận sau khi về nước. 


1 - Thu nhập cơ bản 


Thu nhập 3 năm đầu dựa vào quy định về lương tối thiểu, còn 2 năm sau khi chuyển sang chương trình thực tập kỹ năng số 3 hoặc visa kỹ năng đặc định, thu nhập cơ bản dựa trên kinh nghiệm, trình độ và vị trí làm việc. Người lao động đủ điều kiện gia hạn thêm 2 năm làm việc tại Nhật thường có thu nhập tốt hơn so với 3 năm đầu. 


Mức thu nhập cơ bản của người lao động trong 2 năm gia hạn rơi vào khoảng 30 - 45 triệu đồng. Tuy nhiên, thu nhập này sẽ trừ đi các khoản phí bắt buộc nên thu nhập thực nhận sẽ rơi vào 27 - 42 triệu VNĐ/tháng.



Thu nhập cơ bản 2 năm = Thu nhập cơ bản 1 tháng x 24 = 27 - 42 triệu VNĐ x 24 = 648 triệu - 1.8 tỷ (VNĐ)



2 - Thu nhập tăng ca


Tương tự 3 năm đầu, thu nhập tăng ca sẽ được tính dựa trên quy định của pháp luật lao động tại Nhật Bản về thời gian làm thêm/tăng ca và mức lương làm thêm/tăng ca. lao động làm tăng ca chăm chỉ, ổn định có thể thu về 5 - 10 triệu VNĐ/tháng.



Thu nhập tăng ca 2 năm = Thu nhập tăng ca 1 tháng x 24 = 5 - 10 triệu VNĐ x 24= 120 - 240 triệu (VNĐ)



Tăng ca giúp người lao động cải thiện nguồn thu nhập


Tăng ca giúp người lao động cải thiện nguồn thu nhập


3 - Chi phí sinh hoạt


Chi phí sinh hoạt trung bình trong 2 năm gia hạn này không bị ảnh hưởng quá nhiều so với 3 năm đầu tiên. Giả sử mức chi phí này không thay đổi thì lao động phải chi trả 7,5 - 9 triệu VNĐ/tháng.



Chi phí sinh hoạt 2 năm = Chi phí sinh hoạt 1 tháng x 24 = 7.5 - 9 triệu VNĐ x 24 = 180 - 216 triệu (VNĐ)



4 - Chi phí đi xuất khẩu


Lao động có nhu cầu, mong muốn và đáp ứng đủ điều kiện có thể gia hạn thêm 2 năm lao động tại Nhật. Khi đó lao động chỉ cần đóng phí gia hạn 2 năm, tương đương khoảng 20 - 50 triệu đồng.



Chi phí gia hạn 02 năm xuất khẩu = 20 - 50 triệu (VNĐ)



5 - Khoản tiền nhận lại khi về nước


Sau 2 năm gia hạn thêm, người lao động sẽ được nhận về tiền thuế Nenkin, tiền thuế đóng dư, tiền hoàn thuế 1 phần. Ước tính khoản tiền nhận lại sau 2 năm gia hạn và về nước khoảng 91 triệu đồng. 



Khoản tiền nhận lại sau 2 năm về nước = 91 triệu (VNĐ)



Lao động nhận được các khoản tiền tương ứng theo quy định sau khi về nước


Lao động nhận được các khoản tiền tương ứng theo quy định sau khi về nước



Tổng tiền tích lũy gia hạn 2 năm = (648 triệu VNĐ ~ 1.8 tỷ VNĐ) + (120 ~ 240 triệu VNĐ) - (180 ~  216 triệu VNĐ) - (20 ~ 50 triệu VNĐ) + 91 triệu VNĐ = 659 triệu ~  1.8 tỷ VNĐ



Như vậy, tổng tích lũy 5 năm có thể dao động từ 1,5 - 2 tỷ đồng. Đây là con số tương đối lớn so với thu nhập tại Việt Nam. Với áp lực làm việc, tính chất lao động cao độ ở Nhật Bản thì đây là con số xứng đáng với công sức người lao động bỏ ra.  


Sau đây, Hello Job sẽ tổng hợp lại các khoản thu nhập, chi phí và tổng kết tổng tích lũy 5 năm đi Nhật về trong bảng dưới đây:  













































Các khoản tiền



Giai đoạn 3 năm đầu



Giai đoạn 2 năm sau



Thu nhập cơ bản



720 triệu - 1 tỷ đồng



648 triệu - 1.8 tỷ đồng



Thu nhập tăng ca



180 - 216 triệu đồng



120 - 240 triệu đồng



Chi phí sinh hoạt



270 - 324 triệu đồng



180 - 216 triệu đồng



Chi phí đi xuất khẩu



84 - 160 triệu đồng



20 - 50 triệu đồng



Khoản tiền nhận lại sau khi về nước



74 - 88.5 triệu đồng



~ 91 triệu đồng. 



Tích lũy



547 ~ 820 triệu đồng



659 ~ 1.8 tỷ đồng



Tổng tiền tích lũy sau 5 năm



1.2 tỷ đồng ~ 2.6 tỷ đồng



Thu nhập người lao động nhận lại sau 5 năm có thể cao hơn nếu lao động làm việc chăm chỉ và có trình độ tay nghề tốt. Có thể thấp hơn nếu lao động có mức sống cao, phải chi trả nhiều chi phí tại Nhật. Do đó, lao động cần có kế hoạch lao động, chi tiêu hợp lý để tích lũy được số tiền lớn nhất sau 5 năm xuất khẩu lao động Nhật Bản.


Xem thêm: 4 Kinh nghiệm "Xương máu" đi XKLĐ Nhật Bản


3. 3 vấn đề liên quan đi Nhật 5 năm về được bao nhiêu tiền 


Các vấn đề “kinh tế” khi đi xuất khẩu lao động vẫn luôn được người lao động quan tâm hàng đầu. Dưới đây là giải đáp từ tư vấn viên về những thông tin mới nhất về chi phí đi Nhật Bản.


1 - Đi Nhật bao lâu bù được chi phí ban đầu?


Tùy loại đơn hàng, lao động sẽ mất từ 2 - 6 tháng để bù được chi phí ban đầu. 



  • Đối với đơn hàng 1 năm: Chi phí ban đầu bỏ ra từ 45 - 50 triệu. Ước tính trung bình mỗi tháng lao động thu về 15 - 25 triệu, thu nhập 1 năm vào khoảng 190 - 306 triệu. Như vậy, đi đơn hàng 1 năm sẽ mất khoảng 2 - 3 tháng để bù khoản chi phí ban đầu.  



  • Đối với đơn hàng 3 năm: Chi phí ban đầu từ 85 - 160 triệu. Sau 3 năm làm việc lao động tích lũy được 547 - 820 triệu, trung bình mỗi tháng 19 - 28 triệu. Như vậy, mất khoảng 4 - 6 tháng làm việc để người lao động bù được khoản phí ban đầu. 



  • Đối với đơn hàng 5 năm: Chi phí gia hạn 2 năm ~ 20 - 50 triệu, cộng chi phí 3 năm đầu thì tổng phí 5 năm là 105 - 210 triệu. Tổng tích lũy 5 năm khoảng 1.2 tỷ - 2.6 tỷ, tức trung bình 20 triệu - 35 triệu. Theo đó, lao động mất khoảng 5 - 6 tháng để bù lại chi phí ban đầu. 


Hiểu rõ các khoản chi phí đi thực tập sinh Nhật Bản, người lao động có thể dễ dàng lên kế hoạch chi tiêu để nhanh chóng bù lại khoản vốn đã bỏ ra ban đầu.


Thời gian bù lại khoản vốn ban đầu của lao động có sự khác nhau tùy vào từng đơn hàng


Thời gian bù lại khoản vốn ban đầu của lao động có sự khác nhau tùy vào từng đơn hàng


2 - Có nên lựa chọn đi Nhật 5 năm?


Dựa trên tính toán về tổng tiền tích lũy sau 05 năm, nếu đủ điều kiện người lao động nên đi xuất khẩu Bản để có nguồn kinh tế ổn định. Ngoài mức tích lũy đáng ngưỡng mộ, lao động còn có cơ hội tiếp xúc với môi trường kỷ luật và chuyên nghiệp. Kinh nghiệm tích lũy giúp bạn dễ dàng xin việc tại các công ty Nhật, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trung tâm du lịch lữ hành hoặc phiên dịch viên,…khi về nước với mức lương hậu hĩnh.  


Để nắm rõ nguồn tích lũy khi làm việc tại Nhật, lao động có thể xem thêm tại bài viết: Đi Nhật về tích lũy bao nhiêu? 1 năm 300 triệu, 3 năm 1 tỷ!


3 - Tổng tiền thuế, bảo hiểm phải đóng khi làm việc tại Nhật 5 năm bao nhiêu?


Đi Nhật 5 năm về được bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào số tiền thuế và bảo hiểm mà lao động cần phải đóng tại Nhật. Lao động làm việc tại Nhật cũng có nghĩa vụ đóng thuế và bảo hiểm như người Nhật. Đối với bảo hiểm, bạn có thể phải đóng các khoản bảo hiểm và thuế như sau: 



  • Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí quốc dân, bảo hiểm hưu trí phúc lợi: Khoản chi dao động từ 10.000 - 15.000 yên/ tháng (1.8 - 2.7 triệu VNĐ/ tháng). Tổng mức chi trong 05 năm là 108 triệu - 162 triệu VNĐ. 



  • Thuế thu nhập cá nhân, thuế thị dân: Trung bình nộp khoảng 1000 - 2000 yên/ tháng tiền thuế (180.000 - 360.000 VNĐ/ tháng). Tổng tiền thuế khi làm việc tại Nhật 5 năm khoảng 10.8 - 21.6 triệu VNĐ. 


Việc nắm rõ các loại thuế thực tập sinh Nhật Bản là tiền đề giúp người lao động thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại nước sở tại.


Ngoài ra, khi làm việc tại Nhật bạn cũng cần nắm được những điều nên tránh khi xklđ Nhật cũng như các điều cấm kỵ khi làm việc tại Nhật để thời gian lao động thuận lợi hơn.


Đóng thuế đầy đủ là nghĩa vụ của người lao động


Đóng thuế đầy đủ là nghĩa vụ của người lao động


Như vậy, đi Nhật 5 năm về được bao nhiêu tiền không còn là nỗi băn khoăn không giải đáp. Tùy vào trình độ, vị trí việc làm, cách chi tiêu của mỗi người, lao động hoàn toàn có thể tiết kiệm được 2 tỷ đồng. Để có số tiền tích lũy cao nhất khi về nước, bạn cần thiết lập kế hoạch chi tiêu hợp lý và khoa học.

Việc làm
Trang chủ
Việc làm
Việc làm
Hồ sơ
Hồ sơ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Menu
ddkbctdmca

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội

FacebookMessengerZalo