Logo
Đăng ký/ Đăng nhập
search
  1. Trang chủ
  2. >
  3. Tư vấn Xuất khẩu lao động
  4. >
  5. Điều dưỡng ở Nhật làm gì

Điều dưỡng ở Nhật làm gì

16/02/2023 - 16:29

0 lượt xem

Table of Contents

  • 1. Mang trà, cơm, thức ăn, đọc thực đơn, phát tạp dề cho bệnh nhân
  • 2. Hỗ trợ bệnh ăn/uống & dọn khay cơm
  • 3. Hỗ trợ người bệnh đi vệ sinh, thay đồ, tắm rửa
  • 4. Cho người bệnh đi ngủ
  • 5. Hướng dẫn người bệnh tập thể dục cơ bản hoặc trò chuyện cùng người bệnh
  • 6. Theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh
  • 7. Báo cáo tình trạng của bệnh nhân tới bác sĩ
  • 8. Sử dụng các thiết bị y tế để phục vụ cho trị liệu của bệnh nhân
  • 9. Vận chuyển người già hoặc người bệnh
  • 10. Vận chuyển kết quả xét nghiệm, các mẫu xét nghiệm, các loại đơn, đơn phiếu
  • 11. Giúp bệnh nhân đi lại với các trường hợp đi lại khó khăn
  • 12. Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ dẫn
  • 13. Tiếp nhận thuốc
  • 14. Điều phối công việc cho hộ lý
  • 15. Các công việc điều dưỡng khác ở Nhật
  • 16. Câu hỏi khác liên quan đến điều dưỡng Nhật làm gì?

Hiện nay rất nhiều người đi Nhật Bản chọn nghề điều dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng biết cụ thể công việc của điều dưỡng Nhật Bản là làm gì? Để các bạn hình dung ra được chi tiết công việc của điều dưỡng viên Nhật Bản thì bài viết dưới đây sẽ liệt kê toàn bộ 15 công việc chi tiết nhất về điều dưỡng ở Nhật là làm gì nhé.

1. Mang trà, cơm, thức ăn, đọc thực đơn, phát tạp dề cho bệnh nhân

Một ngày, thông thường người bệnh sẽ ăn 3 bữa chính và 1 bữa phụ. Cụ thể:

  • Bữa sáng (khoảng 7h30)
  • Bữa trưa (khoảng 11h30)
  • Bữa chiều (khoảng 17h30)

Nhiệm vụ của điều dưỡng viên Nhật Bản là giải thích cho người bệnh về sự cần thiết về các thành phần dinh dưỡng của từng bữa ăn. Sau đó đọc thực đơn, phát bát, đũa, thìa, cốc nước, tạp dề, khăn bông, mang khay thức ăn và cơm lên cho người bệnh.

2. Hỗ trợ bệnh ăn/uống & dọn khay cơm

Công việc của điều dưỡng viên Nhật Bản là cho người bệnh nằm đầu cao 300 - 450 khoảng 30-60 phút sau khi ăn. Sau đó lấy cơm, thức ăn ra bát, thêm gia vị vào thức ăn (nếu cần), kiểm tra nhiệt độ thức ăn.

Hỗ trợ người bệnh ăn như: gắp, bón thức ăn từng thìa nhỏ cho người bệnh ăn (nếu cần). Trong quá trình ăn uống, điều dưỡng viên Nhật Bản phải quan sát xem người bệnh nuốt có bị nghẹn, khó thở không.

Sau khi người bệnh ăn xong, công việc của điều dưỡng viên là dọn khay cơm, thức ăn còn thừa. Chuẩn bị thuốc đánh răng, bàn chải và hỗ trợ người bệnh súc miệng, lau miệng và vệ sinh răng miệng tại bàn. Dặn dò người bệnh hoặc người nhà cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường và báo nhân viên y tế nếu có triệu chứng bất thường như: sặc, nôn….

Cuối cùng là ghi ngày giờ ăn, lượng thức ăn của người bệnh ăn được vào sổ theo dõi. Bệnh nhân tự ăn hay cần giúp đỡ, lý do người bệnh không ăn hoặc ăn ít, thức ăn gì bệnh nhân không ăn được.

3. Hỗ trợ người bệnh đi vệ sinh, thay đồ, tắm rửa

Ngoài việc hỗ trợ ăn uống thì điều dưỡng viên Nhật Bản còn hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt cá nhân thường ngày tùy vào sức khỏe khi cần thiết. Cụ thể:

  • Thay đồ cho người bệnh
  • Hỗ trợ tắm rửa, lau người, vệ sinh cho người bệnh nếu cần thiết
  • Hỗ trợ người bệnh đi vệ sinh nếu cần thiết
  • …

Nhìn chung công việc này khá vất vả tuy nhiên tại Nhật Bản cũng đã áp dụng nhiều máy móc hiện đại vào việc hỗ trợ sinh hoạt thường ngày cho người bệnh vì vậy công việc của điều dưỡng tại Nhật cũng đỡ vất vả hơn rất nhiều

4. Cho người bệnh đi ngủ

Sau khi cho người bệnh đi vệ sinh và thay đồ ( Lưu ý là nếu người bệnh không thể sử dụng bồn cầu thông thường thì cần phải chuẩn bị bồn cầu di động) thì điều dưỡng viên Nhật Bản sẽ đưa người bệnh về phòng để thay đồ ngủ. 

Nếu cần thì điều dưỡng viên Nhật Bản phải ngâm dung dịch rửa răng giả cho người bệnh trước khi điều dưỡng viên giao ca cho người khác.

5. Hướng dẫn người bệnh tập thể dục cơ bản hoặc trò chuyện cùng người bệnh

Người bệnh sẽ có giờ sinh hoạt chung tập thể để nói chuyện, tập thể dục. Nhiệm vụ của điều dưỡng viên Nhật Bản là hướng dẫn một số động tác tập thể dục cơ bản, nhẹ nhàng cho người bệnh hoặc có thể nói chuyện để tâm trạng của người bệnh tốt hơn, tinh thần thoải mái mới. 

6. Theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh

Công việc điều dưỡng viên của Nhật Bản là theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh hàng ngày. Cụ thể các công việc như sau:

  • Sơ lược đánh giá về tình trạng ban đầu của bệnh nhân, sau đó sắp xếp thứ tự khám bệnh
  • Xác định mức độ cần chăm sóc bệnh nhân thông qua việc đánh giá quá trình sức khỏe hàng ngày của họ 
  • Quan sát thường xuyên tình trạng sức khỏe và tinh thân của người bệnh
  • Phối hợp cùng đội ngũ bác sĩ để phân cấp tình trạng bệnh và tiến hành chăm sóc, theo dõi 
  • Ghi chép đều đặn và cẩn thận các thông số, kết quả theo dấu hiệu sinh tồn và có thể tham gia một số can thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn
  • Khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu không ổn, cần nhanh trí ứng phó trong phạm vi cho phép, sau đó báo cho bác sĩ chính để tiến hành xử lý.


Khi ghi chép hồ sơ theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Trong hồ sơ tiêu đề phải được ghi chép đầy đủ và chính xác
  • Ghi chép hồ sơ bệnh nhân ghi chép rõ ràng
  • Không dùng chữ viết tắt, không dùng các ký hiệu đặc biệt
  • Ghi chép đầy đủ việc chăm sóc hàng ngày do điều dưỡng phụ trách
  • Các thông số theo dõi hoặc kết quả cần phải ghi đúng vào mẫu giấy tờ cần thiết

7. Báo cáo tình trạng của bệnh nhân tới bác sĩ

Nhiệm vụ của điều dưỡng Nhật Bản làm công việc báo cáo với bác sĩ hàng ngày, hàng tháng về tình hình sức khỏe bệnh nhân để theo sát tiến độ điều trị. Cụ thể như sau:

  • Báo cáo tình hình người bệnh sát sao cho bác sĩ để xem xét tiến độ và hiệu quả điều trị. 
  • Thông thường điều dưỡng viên sẽ báo cáo tình hình bệnh nhân chi tiết theo ngày, ngoài ra còn báo cáo định kỳ vào các tháng là 3, 6, 9 theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Chăm sóc theo y lệnh đối với các tình trạng bệnh nguy kịch và nhanh chóng báo lại các diễn biến bất thường với bác sĩ ngay lập tức.
  • Chủ động đưa ra các phán đoán tình trạng bệnh nhân dựa trên nghiệp vụ điều dưỡng và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị nếu bệnh nhân có diễn biến bất thường
  • Theo dõi và báo cáo các tác dụng không mong muốn của thuốc hoặc trường hợp tai biến sau dùng thuốc kịp thời báo cáo cho bác sĩ phụ trách
  • Định kỳ phân tích, báo các các sự cố, sai sót chuyên môn trong quá trình chăm sóc và điều trị người bệnh để từ đó có giải pháp phòng ngừa hiệu quả

8. Sử dụng các thiết bị y tế để phục vụ cho trị liệu của bệnh nhân

Công việc của điều dưỡng viên nhật bản là sử dụng các thiết bị y tế bao gồm: các loại máy móc, dụng cụ, vật tư, thiết bị hoặc hệ thống thiết bị đồng bộ trong y tế phục vụ cho công tác trị liệu, phục hồi chức năng.

Vận hành các phương tiện, trang thiết bị sử dụng trong chăm sóc đảm bảo hiệu quả, an toàn và phòng tránh nhiễm khuẩn trong chăm sóc y tế.

9. Vận chuyển người già hoặc người bệnh

Khi người bệnh không tự di chuyển được theo chỉ định của bác sĩ như: người bệnh chuyển từ khóa này sang khoa khác, đi chụp x quang, đi đi làm xét nghiệm… thì nhiệm vụ của điều dưỡng viên Nhật Bản là vận chuyển người bệnh bằng cáng, xe lăn, xe cáng….

Khi nào di chuyển phải đảm bảo cẩn thận, nhẹ nhàng để người bệnh khỏi bị đau đớn, khó chịu thêm.

10. Vận chuyển kết quả xét nghiệm, các mẫu xét nghiệm, các loại đơn, đơn phiếu

Sau khi người bệnh hoàn thành các xét nghiệm, các mẫu xét nghiệm thì công việc của điều dưỡng viên là tổng hợp các kết quả xét nghiệm và chuyển lại phòng khám ban đầu hoặc chuyển đến phòng cho bác sĩ điều trị trực tiếp.

11. Giúp bệnh nhân đi lại với các trường hợp đi lại khó khăn

Trường hợp người bệnh đi lại khó khăn khi đi vệ sinh, sau mổ còn yếu, di chuyển giữa các phòng, di chuyển khi đi xét nghiệm… thì nhiệm vụ của điều dưỡng viên là hỗ trợ bệnh nhân di chuyển đi lại

12. Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ dẫn

Hướng dẫn và giải thích người bệnh dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc và báo cáo cho bác sĩ điều trị kịp thời.

Lưu ý là điều dưỡng viên Nhật Bản cần kiểm tra thuốc bao gồm: tên thuốc, liều dùng một lần, nồng độ/ hàm lượng, khoách cách giữa các lần dùng thuốc, số lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, hạn sử dụng thuốc, sự nguyên vẹn của thuốc…

13. Tiếp nhận thuốc

Trong quá trình điều trị của người bệnh, điều dưỡng viên Nhật Bản có trách nhiệm cung cấp thuốc đến người bệnh từ đó hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ dẫn

14. Điều phối công việc cho hộ lý

Điều dưỡng viên còn có nhiệm vụ điều phối công việc rõ ràng cho các hộ lý để đảm bảo tiến độ phục hồi cho bệnh nhân. Điều phối công việc cho hộ lý bao gồm các công việc chi tiết sau:

Tiến hành lên kế hoạch và phân công công việc chăm sóc bệnh nhân cho các hộ lý
Hướng dẫn các hộ lý thực hiện công việc theo chỉ định của bác sĩ
Ưu điểm: Giúp cho các điều dưỡng viên cải thiện năng lực quản lý, sắp xếp công việc hiệu quả, cải thiện năng suất tốt hơn.
Nhược điểm: Phải nắm bắt rõ tình trạng bệnh nhân và các hộ lý để lên kế hoạch có hiệu quả; cần nhiều thời gian phân bổ cho công việc, quản lý và hướng dẫn các hộ lý.

15. Các công việc điều dưỡng khác ở Nhật

Ngoài các công việc mà điều dưỡng viên phải làm ở trên thì nhiệm vụ của điều dưỡng viên ở Nhật phải làm các việc khác như:

  • Thực hiện công việc theo chỉ định từ bác sĩ
  • Chỉ dẫn cho những thân nhân của người bệnh
  • Vệ sinh dụng cụ vệ sinh, dụng cụ y tế,  phòng bệnh, tiêu độc và dọn dẹp
  • Trong những trường hợp khẩn cấp sơ cứu cho người bệnh ngay lập tức và phải thông báo cho các bác sĩ
  • Phải chịu trách nhiệm về phác đồ chăm sóc và tổng thể của quá trình trông nom người bệnh cùng với đội ngũ trị liệu và chăm sóc, đội ngũ các bác sĩ
  • Ghi chép một cách cẩn trọng toàn bộ quá trình chăm sóc
  • Tham gia vào quá trình đánh giá thường kỳ sức khỏe cho các bệnh nhân nhằm xác định mức độ cần chăm sóc
  • Thực hiện những công việc khác theo yêu cầu của các bác sĩ hoặc của người bệnh

16. Câu hỏi khác liên quan đến điều dưỡng Nhật làm gì?

Ngoài thắc mắc điều dưỡng Nhật Bản là làm gì thì còn rất nhiều thắc mắc xung quanh nghề điều dưỡng ở Nhật. Phần này sẽ giúp các bạn giải đáp xung quanh vấn đề này nhé.

Câu 1: Làm điều dưỡng ở Nhật có cực không?

Nói chung nghề điều dưỡng ở Nhật Bản khá vất vả. Tuy nhiên hiện nay Nhật Bản cũng đã áp dụng nhiều máy móc hiện đại vào việc hỗ trợ người bệnh vì vậy công việc điều dưỡng ở Nhật cũng đỡ vất vả hơn rất nhiều. Ngoài ra, mức lương điều dưỡng hiện nay khá cao từ khoảng 200.000 - 240.000 yên/tháng trong khi chi phí đi lại thấp vì vậy đây vẫn là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người muốn đi Nhật.

Câu 2: Điều dưỡng và hộ lý Nhật Bản khác nhau như thế nào?

Do trách nhiệm công việc tương đối giống nhau nên dù biết được điều dưỡng Nhật Bản là làm gì nhưng đôi khi vẫn có nhiều người nhầm lẫn và không phân biệt được công việc này với hộ lý. Trên thực tế 2 việc này hoàn toàn khác nhau về chi tiết công việc, các thiết bị y tế được sử dụng và địa điểm làm việc. Dưới đây là bảng phân tích chi tiết

Phân loại

Điều dưỡng

Hộ lý

Công việc

  • Theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
  • Thực hiện các chỉ định của bác sĩ. 
  • Báo cáo tình trạng bệnh nhân .
  • Phân bổ công việc cho hộ lý.
  • Chăm sóc người cao tuổi.
  • Giúp người lớn tuổi trong các sinh hoạt hàng ngày.
  • Quản lý sức khỏe cho người cao tuổi.

Sử dụng thiết bị y tế

Được sử dụng thiết bị y tế như máy truyền dịch, máy thở ...

Không được sử dụng thiết bị y tế như bơm tiêm điện, máy truyền dịch, máy monitor ...

Nơi làm việc

Bệnh viện

Trung tâm dưỡng lão, chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi

Như vậy, điều dưỡng viên chủ thiên về các công tác điều dưỡng, theo dõi, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân và các công việc khác giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe. Hộ lý chủ yếu làm các công việc thiên về phụ trách giúp đỡ các bệnh nhân tại bệnh viện, bao gồm:

  • Vệ sinh sạch sẽ phòng bệnh, các khu vực liên quan theo đúng quy chế trong vô khuẩn mà cơ sở yêu cầu.
  • Đổ chất thải và cọ rửa các thiết bị đựng chất thải của người bệnh.
  • Thu gom đồ bệnh và đổi đồ vải mới cho bệnh nhân, bác sĩ.
  • Giúp người bệnh tiến hành các công việc vệ sinh cá nhân như tắm rửa, đi vệ sinh, thay quần áo, di chuyển,...
  • Phân loại và thu gom rác thải trong bệnh viện khi đã đầy hai phần ba túi.
  • Thường xuyên cọ rửa thùng rác, sau đó đặt chúng về vị trí ban đầu.
  • Đưa các thiết bị y tế đi sửa khi bị lỗi hoặc hư hỏng.

Điều kiện việc làm, thu nhập của công việc điều dưỡng và hộ lý là khác nhau, việc phân biệt rõ ràng hai công việc này sẽ giúp người lao động định hướng được công việc phù hợp với bản thân và yên tâm khi làm việc.

Tìm hiểu sự khác nhau giữ Hộ lý và Điều dưỡng – Trường Cao Đẳng Y Dược  Pasteur CS Tân Phú

Điều dưỡng Nhật Bản sẽ thực hiện các công việc khác với hộ lý

Câu 3. Đánh giá công việc điều dưỡng Nhật Bản

Sau khi đã biết được điều dưỡng Nhật Bản là làm gì? Hãy cùng chúng tôi đánh giá ưu và nhược điểm của công việc này nhé.

Công việc điều dưỡng Nhật Bản là ngành nghề mà nhiều người lao động đang cân nhắc hiện nay. Công việc này tuy có nhiều ưu điểm về chi phí đi lại, mức thu nhập hấp dẫn, cơ hội tăng lương nhưng vẫn tồn tại các hạn chế về yêu cầu công việc, cường độ làm việc… Cụ thể như sau:

1- Ưu điểm

Ưu điểm của điều dưỡng viên tại Nhât Bản là:

  • Chi phí đi thấp: Hiện nay, chi phí đi đơn hàng điều dưỡng Nhật Bản có xu hướng giảm mạnh, chỉ còn 3500 - 4000 USD (tương đương 80 - 90 triệu VNĐ). Chi phí này được đánh giá là thấp nhất trong tất cả các ngành, phù hợp với mọi lao động.
  • Thu nhập cao: Chính phủ Nhật Bản quy định mức lương cơ bản của một điều dưỡng viên dao động từ 200.000 - 240.000 yên/tháng. 
  • Cơ hội nhận thêm phụ cấp và tiền tăng ca cao: Điều dưỡng viên phải thường xuyên quan sát, theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân nên cường độ tăng ca nhiều. Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ có thể được nhận thêm các khoản phụ cấp khác và tiền lương tăng ca.
  • Gia hạn visa dễ dàng: Đây là ngành duy nhất có thể gia hạn visa vĩnh viễn nên đảm bảo được cơ hội việc làm lâu dài, tính ổn định trong công việc của lao động.

2- Nhược điểm

Nhược điểm của điều dưỡng ở Nhật là:

  • Yêu cầu cao: Công việc điều dưỡng đòi hỏi điều dưỡng viên phải có kiến thức y khoa từ cơ bản đến nâng cao và các kỹ năng chuyên môn thành thạo để có thể chữa trị, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân hiệu quả.
  • Vất vả: Ngoài việc phải tiếp nhận khối lượng công việc lớn tại cơ sở bệnh viện, các điều dưỡng viên còn phải trải qua những đào tạo nghiệp vụ khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc bệnh nhân. Đặc biệt là chăm sóc nhiều người cao tuổi cũng rất vất vả.
  • Đợi xuất cảnh lâu: Thời gian đợi xuất cảnh công việc điều dưỡng khá lâu, thường là 1 năm. Điều này làm cho người lao động bị động và phải đối diện với các khoản chi phí vay nợ nếu như trước đó đã đi vay lãi.

Top 5 câu hỏi bạn nên tự hỏi bản thân trước khi bắt đầu một công việc mới -  TUYỂN SINH - ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

Người lao động cần cân nhắc thật kỹ về việc làm điều dưỡng Nhật Bản trước khi đưa ra quyết địng đi XKLĐ

Nhìn chung, công việc điều dưỡng tại Nhật Bản có triển vọng phát triển vô cùng tốt và đem lại cơ hội việc làm lớn cho người lao động. Bạn cần cân nhắc thật kỹ ưu điểm và nhược điểm của ngành để định hướng có nên đi điều dưỡng nhật bản hay không nhé.

Tuy công việc điều dưỡng có nhu cầu tuyển dụng cao cùng mức lương ưu đãi nhưng cường độ công việc khá vất vả, đòi hỏi cao từ bên tuyển dụng. Để tăng cơ hội đậu tuyển và ổn định công việc, người lao động phải có sự kiên trì, chăm chỉ và nỗ lực.

Câu 4. Mức thu nhập của điều dưỡng ở Nhật Bản

Trên đây, HelloJob đã cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết "điều dưỡng Nhật Bản là làm gì" cùng với những ưu nhược điểm của công việc. Vậy bạn có thắc mắc liệu với công việc nhiều và áp lực cao như vậy thì mức lương các điều dưỡng viên Nhật Bản nhận được là bao nhiêu không? Cùng theo dõi tiếp bài viết để biết câu trả lời nhé.

Hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về mức lương của điều dưỡng viên Nhật Bản. Tuy nhiên căn cứ vào mức độ công việc nặng hay nhẹ, trình độ bằng cấp và cấp độ công việc mà mức lương có sự phân hóa giữa các điều dưỡng viên.

Bạn có thêm tham khảo mức thu nhập của điều dưỡng ở Nhật Bản theo từng trình độ bằng cấp/chứng chỉ:

Trình độ

Thu nhập

Không có bằng cấp

261.600 yên/tháng

(Tương đương 43.4 VNĐ/tháng)

Đạt chứng chỉ đào tạo mới vào ngành

285.600 yên/tháng

(Tương đương 47.3 VNĐ/tháng)

Đạt chứng chỉ thực hành chăm sóc

288.050 yên/tháng

(Tương đương 47.7 VNĐ/tháng)

Đạt chứng chỉ chăm sóc phúc lợi

313.920 yên/tháng

(Tương đương 52 VNĐ/tháng)

Đạt chứng chỉ chứng nhận chăm sóc phúc lợi

320.920 yên/tháng

(Tương đương 53.2 VNĐ/tháng)

Đạt chứng chỉ quản lý chăm sóc

349.980 yên/tháng

(Tương đương 58 VNĐ/tháng)

*Lưu ý: Mức lương mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi dự vào tỷ giá tiền tệ theo từng thời điểm

Mức lương có thể dao động tùy từng vùng, ngoài ra đây mới bao gồm lương cơ bản cùng một số phụ cấp, chưa tính tiền làm tăng ca đêm hay làm thêm ngoài giờ nên thực tế lương hàng năm có thể cao hơn.

Khan hiếm nguồn lực điều dưỡng viên đang là vấn đề nhức nhối ở Nhật Bản. Do đó, cơ hội cho công việc điều dưỡng rất lớn với nhiều chế độ ưu đãi hấp dẫn. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về công việc và mức lương điều dưỡng Nhật Bản thì có thể tham khảo thêm tại Hello Job nhé

Xem thêm: Lương điều dưỡng Nhật Bản: Thu nhập cơ bản và thực lĩnh

Bảng lương điều dưỡng viên và cách tính lương chi tiết mới nhất

Mức lương điều dưỡng viên Nhật Bản khác nhau tuỳ thuộc theo trình độ, bằng cấp

Hy vọng toàn bộ tư vấn trên đây mà Hello Job chia sẻ đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi "điều dưỡng Nhật Bản là làm gì?". Thực tế đây là ngành nghề cho phép người lao động phát triển nhiều kỹ năng thông qua các công việc khác nhau. Với mức thu nhập tương đối tốt, bạn đọc có thể cân nhắc và lựa chọn được công việc phù hợp khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Nếu như bạn hoặc người thân có nhu cầu tìm hiểu thêm về công việc điều dưỡng và các công việc khác tại Nhật Bản thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Hello Job để được tư vấn những đơn hàng phù hợp nhất.

Danh mục

    +
    Tư vấn Xuất khẩu lao động
    +
    Tư vấn Đặc định
    +
    Tìm hiểu Nhật Bản
    +
    Tư vấn Du học
    +
    Học tiếng nhật

Logo

Địa chỉ: N8A9 P. Nguyễn Thị Thập, Trung Hoà, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Email: [email protected]

Hotline: 024 3388 6868

Dịch vụ
Việc làm Nhật BảnViệc làm ĐứcViệc làm Hàn QuốcViệc làm Đài LoanViệc làm ÚcViệc làm Khác
Hỗ trợ
Về HelloJobĐiều khoản chính sáchChính sách bảo mậtCơ chế giải quyết tranh chấpLiên hệ
Tài khoản
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 | Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội
DMCA.com Protection Status
Việc làm
Trang chủ
Việc làm
Việc làm
Hồ sơ
Hồ sơ
Thông báo
Thông báo
Nhiệm vụ
Menu
Đăng nhập
Menu item

Việc thị trường

Menu item

Mã giới thiệu

Menu item

Liên hệ hợp tác

Menu item

Lịch sử báo cáo

Menu item

Về Hellojob

Menu item

Điều khoản chính sách

Menu item

Chính sách bảo mật

Menu item

Cơ chế giải quyết tranh chấp

Menu item

Góp ý cải tiến

Dịch vụ khác

Học tư duy

Học tư duy

Lấy Nenkin

Lấy Nenkin

Xin giấy tờ

Xin giấy tờ

Học tiếng Nhật

Học tiếng Nhật

ddkbctdmca

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội

FacebookMessengerZalo

Bài viết hot

Nữ giới có nên đi xuất khẩu Nhật Bản - Lợi ích Và thách thức

Nữ có nên đi xuất khẩu Nhật Bản - Lợi ích Và thách thức

17/05/2023

1981

Điều kiện du học Nhật Bản 2023 - Mới nhất 2023

Điều kiện du học Nhật Bản 2023 - Mới nhất 2023

19/06/2023

1200

dang ki don hang xkld

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÍ THAM GIA ĐƠN HÀNG TRÊN HELLOJOB

04/10/2023

1005

14 ngành tokutei gino

Danh sách 14 ngành Tokutei Gino và Thông tin quan trọng cần biết

26/06/2023

988

đăng ký thi tokutei ginou

Tokutei ginou là gì? Các bước và quy trình đăng ký thi Tokutei ginou

15/06/2023

975