CÓ NÊN ĐI ĐIỀU DƯỠNG NHẬT BẢN KHÔNG?

350

28/11/2022 - 13:57


Có nên đi điều dưỡng Nhật Bản không là câu hỏi được rất nhiều người có ý định tham gia xuất khẩu lao động quan tâm. Đây là việc làm có thu nhập hấp dẫn, giúp người lao động cải thiện cuộc sống tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả thông tin về công việc điều dưỡng Nhật Bản nhằm giúp bạn xác định liệu công việc có phù hợp với bản thân hay không và đưa ra quyết định đúng đắn.


1. Có nên đi điều dưỡng Nhật Bản không?


Bạn nên đi điều dưỡng Nhật Bản bởi công việc sẽ giúp nâng cao kỹ năng làm việc, đồng thời mang lại nguồn thu nhập tốt giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên ngành nghề này vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định về môi trường làm việc vất vả có thể khiến bạn cảm thấy khó thích nghi trong thời gian đầu. 


Để tìm hiểu cụ thể hơn các thuận lợi và khó khăn khi làm điều dưỡng viên tại Nhật Bản, bạn hãy tham khảo thông tin sau:


1.1. Lợi ích khi tham gia các đơn hàng điều dưỡng Nhật Bản


Khi tham gia và trúng tuyển các đơn hàng điều dưỡng đi Nhật Bản, bạn sẽ được nhận 6 lợi ích tuyệt vời sau đây:


1- Nguồn thu nhập tốt và ổn định


Điều dưỡng là 1 trong những ngành có thu nhập tốt nhất trong số các công việc xuất khẩu Nhật Bản. Thông thường mức lương cơ bản của một điều dưỡng viên khoảng từ trên 32.000.000 VNĐ/tháng. Nếu người lao động có chứng chỉ chuyên môn thì thu nhập có thể lên tới 60.000.000 VNĐ/tháng.


Ngoài lương cơ bản, khi làm điều dưỡng viên bạn còn nhận đươc các khoản trợ cấp, phụ cấp theo vị trí, chức vụ công việc và khu vực làm việc. Công việc này cũng cho phép lao động được làm tăng ca thường xuyên, nhờ đó cải thiện mức thu nhập đáng kể. Nếu chăm chỉ thì tổng thu nhập hàng tháng của điều dưỡng viên Nhật Bản rất cao. Sau 3 năm tổng thu nhập của bạn có thể lên tới cả tỷ đồng (chưa tính thuế, bảo hiểm).


Có nên đi điều dưỡng Nhật Bản không? Có! Bởi nó mang đến nhiều ưu điểm cho người lao động


Có nên đi điều dưỡng Nhật Bản không? Có! Bởi nó mang đến rất nhiều lợi ích cho người lao động


2- Tiết kiệm chi phí xuất khẩu


Chi phí xuất khẩu là khoản phí bạn phải trả cho công ty xuất khẩu lao động để ứng tuyển và hoàn thiện thủ tục làm việc tại nước ngoài. Đơn hàng điều dưỡng thường kèm theo các chính sách hỗ trợ giảm chi phí từ cả 2 đầu Nhật - Việt, vì vậy khi bạn trúng tuyển đơn hàng đi điều dưỡng tại Nhật sẽ phải bỏ ra khoảng 2.500 - 3.600 USD (tương đương 50 - 86 triệu đồng) - rẻ hơn đáng kể so với phần lớn đơn hàng hiện nay.


3- Nâng cao trình độ nghiệp vụ


Khi đi điều dưỡng Nhật Bản, bạn sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, tiên tiến, sử dụng trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, nhân viên y tế hàng đầu. Nhờ vậy mà bạn sẽ tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời rèn luyện các kỹ năng ngành nghề cần thiết.


Môi trường làm việc tại Nhật Bản còn nổi tiếng nghiêm ngặt với nhiều quy tắc cần tuân thủ như luôn đúng giờ tuyệt đối, tác phong nhanh nhẹn, làm việc chăm chỉ, tỉ mỉ,... dần dần sẽ giúp bạn tự thay đổi bản thân trở nên kỷ luật hơn, không ngại khó và sống có trách nghiệm.


Đi điều dưỡng tại Nhật Bản giúp bạn nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn hỗ trợ cho công việc sau này


Đi điều dưỡng tại Nhật Bản giúp bạn nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn hỗ trợ cho công việc sau này


4- Cơ hội việc làm khi về nước rộng mở


Sau 3 năm rèn luyện ở Nhật Bản và trở về nước, với vốn kỹ năng dồi dào và kinh nghiệm đã tích lũy bạn sẽ có cơ hội được mời làm việc tại các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe ở địa phương hoặc tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu. Nếu tích lũy đủ vốn, bạn thậm chí còn có thể tự mình mở và xây dựng nên một trung tâm chăm sóc sức khỏe của riêng mình.


5- Cơ hội việc làm lâu dài tại Nhật Bản và định cư


Công việc điều dưỡng viên tại Nhật Bản cho khả năng gia hạn visa 5 năm dễ dàng hơn. Đây chính là cơ hội để bạn ở lại Nhật Bản sinh sống, làm việc lâu dài và tiến xa hơn trong công việc. Bên cạnh đó, người lao động còn có thể bảo lãnh cho gia đình cùng sang Nhật sinh sống và làm việc.


Có nên đi điều dưỡng Nhật Bản bởi nó mang lại cơ hội định cư và việc làm lâu dài tại xứ sở hoa anh đào


Có nên đi điều dưỡng Nhật Bản bởi nó mang lại cơ hội định cư và việc làm lâu dài tại xứ sở hoa anh đào


6- Rèn luyện tiếng Nhật mỗi ngày


Ngoài vốn tiếng Nhật được đào tạo ở trong nước trước khi xuất cảnh, bạn sẽ còn được cải thiện tiếng thông qua việc tiếp xúc với người Nhật và văn hóa Nhật hàng ngày. Đây chính là môi trường tốt giúp mở mang vốn tiếng để khi trở về Việt Nam, nếu bạn không muốn làm trong ngành điều dưỡng thì hoàn toàn có thể tìm kiếm những việc làm khác có liên quan đến tiếng Nhật.


1.2. Khó khăn khi làm điều dưỡng tại Nhật Bản


Để đưa ra được quyết định có nên đi điều dưỡng Nhật Bản không, hãy cùng xem những khó khăn và thách thức khi làm công việc này nhé!


1- Yêu cầu công việc cao


Các công việc liên quan đến ngành chăm sóc y tế đòi hỏi kiến thức và kỹ năng cao. Bạn sẽ phải mất nhiều năm học tập, rèn luyện tại nước nhà mới có thể chứng minh bản thân có đủ điều kiện và năng lực trở thành một nhân viên y tế tại Nhật Bản. 


Thông thường mỗi điều dưỡng viên xuất khẩu Nhật đều cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng hoặc cử nhân điều dưỡng, đồng thời phải được cấp giấy chứng chỉ hành nghề khám bệnh cùng tối thiểu 2 năm kinh nghiệm điều dưỡng... .


Đi điều dưỡng Nhật Bản yêu cầu kỹ năng và kiến thức khá cao


Đi điều dưỡng Nhật Bản yêu cầu kỹ năng và kiến thức khá cao


2- Yêu cầu ngoại ngữ tốt


Làm việc trong môi trường y tế Nhật Bản đòi hỏi người lao động bắt buộc phải biết cách giao tiếp thành thạo cùng bệnh nhân, do đó yêu cầu tiếng của mỗi điều dưỡng viên phải đạt trình độ ít nhất là N4. Các ứng viên cần phải thực sự kiên trì và sẵn sàng bỏ nhiều công sức để liên tục học tập và rèn luyện vốn ngoại ngữ.


3- Công việc vất vả


Khối lượng công việc của một điều dưỡng viên rất lớn và phải làm liên tục. Chẳng những phải theo dõi, chăm sóc nhiều người cao tuổi về mặt thể chất lẫn tinh thần mà còn phải thực hiện các kỹ năng lâm sàng, tiếp đón, bàn giao các thủ tục giấy tờ của bệnh nhân... .


Điều dưỡng viên Nhật Bản dễ gặp áp lực trong công việc vì phải đối mặt với khối lượng công việc lớn


Điều dưỡng viên Nhật Bản dễ gặp áp lực trong công việc vì phải đối mặt với khối lượng công việc lớn


4- Môi trường làm việc khắt khe


Môi trường làm việc tại Nhật Bản có nhiều quy tắc khắt khe cần phải tuân thủ. Người Nhật vốn đã quen lối sống quy củ, làm việc nghiêm túc với tinh thần trách nghiệm cao nên sẽ đòi hỏi rất nhiều về chất lượng công việc. Do đó người Việt khi mới sang Nhật có thể cảm thấy bị áp lực, gò bò và không thoải mái.


5- Khó xuất cảnh


Hiện nay chỉ có Bộ Lao động được phép đưa người Việt sang Nhật theo hệ điều dưỡng. Thông thường thời gian từ quá trình tuyển chọn ứng viên đến xuất cảnh rất lâu (khoảng từ 1 - 1.5 năm) chưa kể trường hợp xảy ra những tình huống không may như dịch bệnh, thiên tai,...


Bên cạnh đó, ngành điều dưỡng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm công việc đặc thù nên toàn bộ quy trình từ tuyển chọn, phỏng vấn đến đào tạo nhân sự thường tốn nhiều thời gian. Điều đó dẫn đến tình trạng chờ xuất cảnh rất lâu, chưa kể để cầm được 1 cuốn Visa bạn cũng cần phải chờ thêm một thời gian mới hoàn tất các thủ tục chứng minh.


Muốn đi điều dưỡng Nhật Bản cần thông qua quyết định của Bộ Lao Động


Muốn đi điều dưỡng Nhật Bản cần thông qua quyết định của Bộ Lao Động



Làm điều dưỡng viên tại Nhật Bản sẽ giúp nâng cao trình độ và mở mang kiến thức, đồng thời mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn và ổn định. Mặc dù con đường tương lai rất rộng mở nhưng do công việc yêu cầu cao cùng môi trường làm việc khắt khe nên rất dễ gây chán nản. 


Nếu người lao động có sự kiên trì, chăm chỉ và nỗ lực thì đây là công việc rất tốt, việc có nên làm hay không phụ thuộc lớn vào sự quyết tâm của người lao động. Có thể khẳng định 90% các ứng viên một khi đã đỗ đơn hàng sẽ gắn bó với công việc này rất lâu dài vì vô vàn lợi ích ngành điều dưỡng mang lại.



2. Công việc cụ thể của điều dưỡng tại Nhật Bản


Rất nhiều người lao động hiện đang hứng thú với công việc điều dưỡng Nhật Bản nhưng chưa tìm hiểu cụ thể điều dưỡng viên sẽ phải làm gì. Để đi sâu và chắc chắn hơn về việc "có nên đi điều dưỡng Nhật Bản không?", bạn đọc hãy tham khảo tổng quan công việc của việc làm này nhé. Công việc chủ yếu của điều dưỡng sẽ là phối hợp giữa các công tác chăm sóc, theo dõi, kiểm tra tình hình sức khỏe của bệnh nhân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. 


Chi tiết những nhiệm vụ, công việc của một điều dưỡng viên Nhật Bản sẽ bao gồm:



  • Theo dõi tình trạng các bệnh nhân sát sao: Nắm rõ mọi chỉ số sức khỏe và có thể can thiệp một số nghiệp vụ điều dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý kịp thời.

  • Báo cáo với bác sĩ hàng ngày: Toàn bộ kết quả thông số, dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhận đều phải ghi chép lại để báo cáo chính xác, chủ động đưa ra các phán đoán tình trạng bệnh lý đồng thời phát hiện kịp thời các tình trạng bất thường của bệnh nhân để xây dựng phương pháp điều trị tốt nhất.

  • Thực hiện các yêu cầu từ bác sĩ: Chẳng hạn như quản lý các loại thuốc được kê đơn, thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng,... cho bệnh nhân.

  • Điều phối hộ lý trông nom người cao tuổi: Đảm bảo bệnh nhân luôn được chăm sóc cẩn thận, nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe đồng thời lên kế hoạch chăm sóc có hiệu quả.

  • Hỗ trợ một số việc mà người cao tuổi không thể tự làm: Điển hình các đầu việc như ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, đi dạo, tập thể dục,...


Để hiểu chi tiết hơn về từng công việc thuộc trách nhiệm của điều dưỡng viên Nhật Bản, bạn hãy tham khảo thêm điều dưỡng Nhật Bản là làm gì và tự mình đưa ra đánh giá về mức độ phù hợp của công việc với bản thân nhé.


Điều dưỡng viên Nhật Bản có nhiệm vụ theo dõi, tiến hành chăm sóc và kiểm tra sức khỏe cho các bệnh nhân


Điều dưỡng viên Nhật Bản có nhiệm vụ theo dõi, tiến hành chăm sóc và kiểm tra sức khỏe cho các bệnh nhân


3. Điều kiện khi đi điều dưỡng Nhật Bản


Điều dưỡng hiện đang là ngành rất “hot” và được nhiều người lựa chọn. Nếu đã có trong đầu quyết định "có nên đi điều dưỡng Nhật Bản không" rồi thì tiếp theo bạn hãy chú ý đến những điều kiện đi Nhật cho các đơn hàng điêu dưỡng nhé. Để nhận được đơn hàng điều dưỡng bạn sẽ cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện được liệt kê dưới đây:


3.1. Điều kiện cơ bản để khi điều dưỡng Nhật


Muốn đủ điều kiện để đi điều dưỡng Nhật Bản, đầu tiên bạn phải đạt được đầy đủ những tiêu chuẩn và điều kiện cơ bản nhất bao gồm:



  • Độ tuổi: Mọi công dân nam/nữ từ 18 - 37 tuổi.

  • Điều kiện sức khỏe: Tốt và không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh không được phép đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

  • Bằng cấp: Bằng tốt nghiệp và chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cùng các loại bằng khác có liên quan đến ngành Điều dưỡng tại các trường Cao đẳng, Trung cấp và Đại học đã từng theo học.

  • Điều kiện thêm: Chưa từng xin Visa đi Nhật trước đó và không sở hữu những tiền án, tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm trong ngành.


Đi điều dưỡng Nhật Bản cần đạt được những điều kiện nhất định


Đi điều dưỡng Nhật Bản cần đạt được những điều kiện nhất định


3.2. Điều kiện đi điều dưỡng Nhật Bản theo loại Visa


Điều kiện để trở thành nhân viên điều dưỡng Nhật Bản còn phụ thuộc vào các yêu cầu của visa điều dưỡng. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn tóm lược những yêu cầu cần đảm bảo:































Phân loại



Visa theo Luật hiện hành



Visa theo Dự luật



Thời gian tham gia lao động



4 năm (có thể xin gia hạn nếu thi đạt chứng chỉ quốc gia)



5 năm (có thể xin gia hạn thêm)



Yêu cầu trình độ tiếng Nhật 



Đạt chứng chỉ N4



Đạt chứng chỉ N4



Cơ quan cử đi



Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam



Tự mình ứng tuyển ở Nhật



Quy trình sang Nhật



Sau khi được báo trúng tuyển sẽ phải học thêm từ 1 - 1.5 năm rồi mới xuất cảnh



Hoàn thành chương trình học trên 2 năm tại các trường chuyên và tham gia kỳ thi quốc gia dành cho điều dưỡng viên Nhật Bản. Sau khi đỗ mới được nhận vào làm



Tùy theo từng loại Visa với những yêu cầu nhất định mà bạn cần phải đáp ứng mới có thể được đi làm điều dưỡng viên tại Nhật


Tùy theo từng loại Visa với những yêu cầu nhất định mà bạn cần phải đáp ứng mới có thể được đi làm điều dưỡng viên tại Nhật


3.3. Điều kiện về chứng chỉ điều dưỡng Nhật Bản


Ngoài những điều kiện bắt buộc như trên, bạn nên có các chứng chỉ điều dưỡng để dễ dàng chứng minh năng lực, kiến thức và được các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe ưu tiên tuyển dụng. Đồng thời khi sở hữu những bằng cấp dưới đây còn giúp mang lại mức thu nhập cao.


1- Chứng chỉ đào tạo mới vào ngành


Chứng chỉ đào tạo mới vào ngành là chứng chỉ cơ bản của một điều dưỡng viên với độ khó cấp 1. Thời gian đào tạo để lấy loại chứng chỉ này không quá dài mà chỉ khoảng 130 giờ học. Do tiêu chuẩn để đạt chứng chỉ không quá khắt khe nên sẽ phù hợp nhất với những người lao động mới bước chân vào ngành điều dưỡng Nhật Bản.


Chứng chỉ đào tạo mới vào ngành là chứng chỉ có độ khó đạt cấp 1 dành cho những điều dưỡng viên mới “vào nghề”


Chứng chỉ đào tạo mới vào ngành là chứng chỉ có độ khó đạt cấp 1 dành cho những điều dưỡng viên mới “vào nghề”


2- Chứng chỉ thực hành chăm sóc


Chứng chỉ thực hành chăm sóc được đánh giá có độ khó cấp 2 và chỉ dành cho những nhân viên điều dưỡng đã hoàn thành chứng chỉ cấp 1. Nếu người lao động có nhu cầu nâng cao kỹ năng và trau dồi thêm kiến thức về ngành Điều dưỡng sẽ lựa chọn học tiếp.


3- Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi


Chứng chỉ này là một trong những chứng chỉ quan trọng nhất đối với tất cả điều dưỡng viên. Với độ khó cấp 3, loại chứng chỉ này còn là chứng chỉ quốc gia dành cho ngành điều dưỡng Nhật Bản. Khi đạt được chứng chỉ chăm sóc phúc lợi, bạn sẽ có cơ hội định cư lâu dài với cơ hội việc làm tốt cùng mức thu nhập hấp dẫn.


Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi là chứng chỉ đạt cấp quốc gia đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích


Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi là chứng chỉ đạt cấp quốc gia đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích


4- Chứng chỉ chứng nhận chăm sóc phúc lợi


Chứng chỉ chứng nhận chăm sóc phúc lợi có độ khó đạt cấp 4 với tiêu chuẩn tham gia rất khắt khe. Mỗi điều dưỡng viên sau khi lấy được chứng chỉ chăm sóc phúc lợi (chứng chỉ cấp 3) cần phải tích lũy thêm ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc mới đủ điều kiện tham dự kỳ thi này.


5- Chứng chỉ quản lý chăm sóc


Đây là loại chứng chỉ cao cấp nhất và có độ khó đạt cấp 5, tiêu chuẩn tham gia sẽ khó khăn hơn và chỉ dành cho đối tượng đã có Chứng chỉ chăm sóc phúc lợi (chứng chỉ cấp 4) muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp điều dưỡng. Sau khi đạt chứng chỉ quản lý chăm sóc, ngoài việc có mức thu nhập hấp dẫn lên tới 60 triệu đồng thì phần lớn thời gian người lao động sẽ được ngồi làm các công việc bàn giấy và không cần phải tăng ca đêm.


Có chứng chỉ quản lý chăm sóc giúp bạn không phải làm ca đêm khi đi điều dưỡng Nhật Bản


Có chứng chỉ quản lý chăm sóc giúp bạn không phải làm ca đêm và có mức lương thưởng tốt khi đi điều dưỡng Nhật Bản



Các chứng chỉ trên đây là không bắt buộc, tuy nhiên thi đạt các chứng chỉ sẽ trở thành lợi thế giúp bạn dễ dàng trúng tuyển công việc và nhanh chóng sở hữu mức thu nhập cao từ các bệnh viện, trung tâm y tế, viện dưỡng lão Nhật Bản.



Mỗi loại chứng chỉ nêu trên đều được quy định với từng mức lương tương ứng. Chứng chỉ có cấp độ càng cao thì thu nhập của điều dưỡng viên càng lớn. Để biết được khoản thu nhập của ngành Điều dưỡng tại Nhật Bản theo trình độ chuyên môn, bạn hãy tiếp tục theo dõi các phần dưới đây.


4. Chi phí đi điều dưỡng Nhật Bản


Tổng chi phí để đi điều dưỡng Nhật Bản (sau khi vượt qua vòng phỏng vấn tuyển đơn hàng) trung bình khoảng từ 50.000.000 - 85.000.000 đồng, bao gồm các khoản chi phí như sau:



  • Phí khám sức khỏe khoảng 700.000 - 1.000.000 đồng tùy theo từng bệnh viện.

  • Phí học thêm tiếng Nhật khoảng 5.000.000 - 7.000.000 đồng trong vòng 4 - 6 tháng.

  • Phí đào tạo thêm các kỹ năng cần thiết khoảng 10.000.000 - 15.000.000 đồng.

  • Phí môi giới, làm giấy tờ, thủ tục, vé máy bay, visa khoảng 20.000.000 - 30.000.000 đồng.

  • Các chi phí phát sinh khác.


Chi phí đi điều dưỡng Nhật Bản còn tùy thuộc vào thời hạn hợp đồng mà bạn trúng tuyển


Chi phí đi điều dưỡng Nhật Bản còn tùy thuộc vào thời hạn hợp đồng mà bạn trúng tuyển


5. Mức lương cơ bản khi đi điều dưỡng Nhật Bản


Mức lương của điều dưỡng viên tại Nhật chắc chắn cũng là môt trong những yếu tố quan trọng quyết định bạn có nên đi điều dưỡng Nhật Bản không. Thông thường, lương cơ bản của điều dưỡng viên tại Nhật sẽ dao động phụ thuộc 2 yếu tố chính là trình độ chuyên môn và khu vực làm việc.


1- Trình độ chuyên môn


Theo quy định từ chính phủ Nhật Bản, các mức lương theo từng trình độ chuyên môn của lao động lần lượt là:



  • Không có bằng cấp: Từ 261.600 yên/tháng (Khoảng 42.900.000 đồng/tháng)

  • Đạt chứng chỉ độ khó cấp 1: Từ 285.600 yên/tháng (Khoảng 46.800.000 đồng/tháng)

  • Đạt chứng chỉ độ khó cấp 2: Từ 288.050 yên/tháng (Khoảng 47.300.000 đồng/tháng)

  • Đạt chứng chỉ độ khó cấp 3: Từ 313.920 yên/tháng (Khoảng 51.400.000 đồng/tháng)

  • Đạt chứng chỉ độ khó cấp 4: Từ 320.920 yên/tháng (Khoảng 52.600.000 đồng/tháng)

  • Đạt chứng chỉ độ khó cấp 5: Từ 349.980 yên/tháng (Khoảng 57.400.000 đồng/tháng)



Lưu ý rằng mức lương trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào tỷ giá tiền tệ theo từng thời điểm.



Tuỳ trình độ chuyên môn mà khi đi điều dưỡng Nhật Bản sẽ có mức lương phù hợp


Tuỳ trình độ chuyên môn mà khi đi điều dưỡng Nhật Bản sẽ có mức lương phù hợp


2- Khu vực làm việc


Mỗi vùng, tỉnh/thành phố sẽ được quy định mức lương tối thiểu khác nhau. Thông thường, thu nhập của nhân viên y tế khi ở khu vực trung tâm sẽ cao hơn những công việc ở khu vực ngoại ô. Ví dụ về mức lương tối thiểu tính theo giờ với từng khu vực làm việc của điều dưỡng viên như bảng sau:


















Khu vực



Mức lương



Tokyo



958 yên/giờ


(tương đương 157.000 đồng/giờ)



Fukuoka



789 yên/giờ


(tương đương 129.000 đồng/giờ)



Trên đây mới chỉ bao gồm mức lương cơ bản cùng một số phụ cấp và chưa tính tiền làm tăng ca ngoài giờ, qua đó thực tế thu nhập của ngành này có thể cao hơn nhiều. Bạn hãy tham khảo thêm lương điều dưỡng Nhật Bản để biết chi tiết hơn về tổng mức thu nhập của một điều dưỡng viên tại Nhật Bản nhé.


Mức lương của một điều dưỡng viên tại Nhật Bản có sự thay đổi khác nhau tùy theo từng khu vực làm việc


Mức lương của một điều dưỡng viên tại Nhật Bản có sự thay đổi khác nhau tùy theo từng khu vực làm việc


6. Giới thiệu đơn hàng điều dưỡng Nhật Bản


Nhật Bản được biết đến là đất nước già hóa dân số nên cần một lượng lớn điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế và viện dưỡng lão. Chính vì vậy, các chương trình tuyển dụng nhân viên y tế tại đây ngày càng gia tăng. Bảng dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin một số đơn hàng, công việc thuộc ngành điều dưỡng tại Nhật Bản:



























Công việc



Giới tính



Độ tuổi



Mức lương



Địa điểm



Điều dưỡng viên



Nam, nữ



18 - 30



33 - 41 triệu VNĐ



Tỉnh Chiba, Osaka



Điều dưỡng viên



Nữ



18 - 33



30 - 40 triệu VNĐ



Tỉnh Osaka, Nara, Kyoto, Hyogo, Okayama




Công việc điều dưỡng viên tại Nhật Bản giúp bạn nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống


7. Câu hỏi thường gặp của người có ý định đi điều dưỡng Nhật Bản?


Điều dưỡng viên tại Nhật Bản là một trong những ngành nghề hấp dẫn và được quan tâm rất nhiều. Chính vì vậy bên cạnh việc băn khoăn có nên đi điều dưỡng Nhật Bản không thì người lao động cũng còn rất nhiều băn khoăn xung quanh vấn đề này. Cụ thể như:


1- Hồ sơ đi điều dưỡng Nhật Bản cần chuẩn bị những gì?


Ngoài việc đáp ứng những tiêu chuẩn cần có để đi xuất khẩu lao động điều dưỡng Nhật Bản, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết bao gồm:



  • Đơn đăng ký và bản cam kết công việc điều dưỡng tại Nhật Bản.

  • Sơ yếu lý lịch được đóng xác nhận tại chính quyền địa phương đang cư trú.

  • Bản sao công chứng các loại giấy tờ tùy thân, bằng tốt nghiệp và chứng chỉ cơ bản

  • Giấy kiểm tra sức khỏe tổng quát tại các đơn vị khám, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện.

  • Ảnh thẻ chuẩn quốc tế (yêu cầu phông nền trắng, mặc áo sơ mi) được chụp trong vòng 6 tháng trở lại, bao gồm 12 ảnh 4x6, 12 ảnh 3x4, 6 ảnh 3.5x4.5, 6 ảnh 4.5x4.5 và 6 ảnh 3.5x3.5.

  • Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cùng các chứng chỉ khác có liên quan đến ngành Y và Điều dưỡng (nếu có).


Để đi Nhật Bản làm điều dưỡng bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ cần thiết


Để đi Nhật Bản làm điều dưỡng bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ cần thiết


2- Cuộc sống khi làm điều dưỡng tại Nhật Bản như thế nào?


Môi trường làm việc của nhân viên Y tế tại Nhật Bản có phần khắt khe và nghiêm túc hơn các ngành khác nên bạn phải rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp và xây dựng tính kỷ luật cao. Mặt khác, sinh sống một mình ở nơi đất khách quê người sẽ có cảm giác cô đơn, buồn chán và không tránh khỏi nỗi nhớ gia đình. Sau một thời gian thích nghi với cuộc sống và con người nơi đây bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên dễ dàng và phát triển tốt hơn.


Để hiểu rõ về những thuận lợi và khó khăn của người Việt sang khi xuất khẩu sang Nhật làm điều dưỡng, bạn hãy tham khảo thêm về cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật nhé.


3- Nên chọn đi xuất khẩu lao động hay du học?


Xuất khẩu lao động và du học là hai hình thức khác nhau nên sẽ tồn tại những ưu, nhược điểm riêng. Nếu lựa chọn du học ngành điều dưỡng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm như sau:



  • Ưu điểm: Được học tập và rèn luyện kiến thức trong môi trường giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới. Sau khi hoàn thành chương trình học tập với kết quả xuất sắc có thể ở lại Nhật làm việc lâu dài tại các trung tâm y tế, viện dưỡng lão hoặc tiếp tục học lên cao hơn.



  • Nhược điểm: Trong quá trình học tập tại Nhật, du học sinh chỉ được làm việc tối đa 4 tiếng/ngày nên phải chuẩn bị tài chính tốt. Môi trường học tập khác biệt có thể khiến kết quả không tốt tạo ra tâm lý chán nản thậm chí muốn bỏ cuộc giữa chừng.



Dù là con đường du học hay xuất khẩu lao động, bạn vẫn cần phải xem xét đến mục tiêu và điều kiện tài chính của bản thân. Nếu bạn mong muốn được đào tạo chuyên sâu và tập trung cho việc học để nâng cao kiến thức, hãy chọn hình thức du học. 


Bên cạnh đó khi trở thành du học sinh, bạn sẽ có cơ hội giảm học phí bằng cách săn học bổng du học ngành điều dưỡng từ những chương trình tài trợ của các tổ chức và doanh nghiệp. 



Nếu bạn muốn được hướng dẫn và đào tạo chuyên sâu để đi điều dưỡng Nhật Bản hãy chọn du học thay vì đi xuất khẩu lao động làm điều dưỡng viên


Nếu bạn muốn được hướng dẫn và đào tạo chuyên sâu để đi điều dưỡng Nhật Bản hãy chọn du học thay vì đi xuất khẩu lao động làm điều dưỡng viên


Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc "Có nên đi điều dưỡng Nhật Bản không?", đồng thời phân tích những thuận lợi và khó khăn để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về công việc này. Hy vọng bạn sẽ sớm xác định được công việc điều dưỡng Nhật Bản có phù hợp với bản thân không và đưa ra quyết định đúng đắn.


Mọi thắc mắc về thông tin bài viết hoặc nếu bạn cần tư vấn về các đơn hàng xuất khẩu Nhật Bản, vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn tại Hello Job.

Việc làm
Trang chủ
Việc làm
Việc làm
Hồ sơ
Hồ sơ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Menu
ddkbctdmca

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội

FacebookMessengerZalo