(VLOG) Cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật có như tưởng tượng?

300

25/11/2022 - 15:54


Rất nhiều người muốn biết cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật như thế nào, công việc ra sao để quyết định nên đi hay không. Với mong muốn giúp bạn sớm xác định mức độ phù hợp của công việc với bản thân, bài viết dưới đây sẽ cung cấp góc nhìn chân thực nhất về cuộc sống khi làm điều dưỡng viên ở Nhật Bản.


1. Cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật và những điều chưa kể



Để hiểu rõ hơn cuộc sống và công việc của điều dưỡng viên Nhật Bản, bạn có thể tham khảo chia sẻ thực tế từ người lao động trong các bài đăng ở nhóm cộng đồng người Việt ở Nhật Bản:


Theo chia sẻ của anh Phan Thắng: “Làm nghề điều dưỡng rất ổn, lương tốt, chăm người già thôi, giống làm viện dưỡng lão vậy đó. Làm nghề này người ta rất được tôn trọng, chỉ mỗi cái bạn học hơi nhiều thôi. Chúc bạn may mắn.”


Chia sẻ thực tế từ anh Phan Thắng về cuộc sống của điều dưỡng viên tại NhậtChia sẻ thực tế từ anh Phan Thắng về cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật


Theo lời khuyên của chị Lê Đào: “Đã xác định đi ngành này thì phải cật lực học tiếng để có thể làm việc tốt bên đó. Đến năm thứ 4 nếu đỗ kỳ thi chứng chỉ quốc gia về y tế thì có thể định cư. Khi có tiếng Nhật tốt rồi có thể về Việt Nam làm giáo viên tiếng Nhật, phiên dịch hay tuyển sinh… Nói chung cách để nhìn thấy tương lai chính là học tiếng và học tiếng. Nếu bản thân thấy mình có năng khiếu trong việc này thì bạn chọn đúng nghề rồi.”


Lời khuyên về việc học tiếng Nhật và cơ hội việc làm tốt sau khi học tiếng Nhật cho ngành điều dưỡng


Lời khuyên về việc học tiếng Nhật và cơ hội việc làm tốt sau khi học tiếng Nhật cho ngành điều dưỡng


Theo chia sẻ của chị Trang Lê: “Ngành điều dưỡng chỉ cần chăm chỉ, chịu khó không ngại và mọi người hỗ trợ nhau từ từ quen rồi cũng thấy bình thường. Nói chung làm việc ở Nhật công việc nào cũng có cái khó và vất vả riêng ạ. Quan trọng là mình thích công việc nào thì làm công việc đó và phải nghĩ đến sự lâu dài để tránh chán nản sau này ạ.”


Chia sẻ chân thực của chị Trang Lê khi so sánh giữa ngành điều dưỡng và nông nghiệp


Chia sẻ chân thực của chị Trang Lê khi so sánh giữa ngành điều dưỡng và nông nghiệp


Theo chia sẻ của chị Ngọc Hương: “Mình đang làm điều dưỡng đây. Các cụ chỗ mình có cụ không còn nhớ gì, có cụ vẫn còn biết chút xíu. Tính cách các cụ không ai giống ai, khó chịu cũng có, giận dữ cũng có nhưng nếu mình yêu thương các cụ thì các cụ cũng yêu thương mình. Bạn có tính chịu đựng là sẽ làm được.”


Khó khăn trong cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật Bản và cách chị Ngọc Hương đối diện với chúng


Khó khăn trong cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật Bản và cách chị Ngọc Hương đối diện với chúng


Theo bạn chia sẻ của anh Phạm Tuyến: “Các bạn cứ học tiếng Nhật tốt, có thể hiểu họ nói gì và nhanh ý một chút thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản. Khi không hiểu phải hỏi luôn, người Nhật sẽ tận tình giúp đỡ. Cũng không vất vả như nhiều bạn nói chỉ là hỗ trợ các cụ trong sinh hoạt hàng ngày thôi, ai cũng có thể làm. Thực sự thì không có công việc nào đòi nhàn hạ mà nhiều tiền. Sẽ rất tốt cho việc học tiếng vì sử dụng hàng ngày để nói chuyện.”



Anh Phạm Tuyến chia sẻ về những yêu cầu tiếng trong công việc điều dưỡng viên Nhật Bản


Chia sẻ từ người dùng Chien Xuan: “Ban đầu tôi cảm thấy rất áp lực, những lúc ấy tôi lại cố dặn lòng vì tương lai, vì cha mẹ nên tôi cố gắng. 


Sau nửa năm sang Nhật, tôi đã quen với phong cách làm việc, con người nơi đây. Nhờ tinh thần ham học hỏi, biết lắng, quan tâm, đối xử tốt với mọi người trong viện điều dưỡng mà ai cũng quý tôi. Thỉnh thoảng người thân của các cụ vào thăm có biếu đồ gì, các cụ đều phần tôi. Những lúc như vậy mọi buồn đau, mệt nhọc như tan biến đi. 


Sang được khoảng 1 năm tôi gửi tiền về nhà, đủ trả nợ khoản tiền mà cha mẹ vay để nuôi chị em tôi ăn học. Năm thứ 2, tôi được tăng lương, thu nhập vì thế cũng cao hơn, tôi gửi tiền về cho cha mẹ xây nhà, may xe máy cho cha đi làm đỡ vất hơn. 


Giờ đây, tôi đã nói tiếng Nhật như người bản xứ do tiếp xúc, nói chuyện với các cụ trong viện, có sai, không biết gì các cụ đều chỉ cho tôi. Tôi mới được Viện dưỡng lão ở đây đề nghị tiếp tục làm việc lâu dài… Tôi thấy mình quyết định đúng đắn khi đã bỏ học múa sang học y và quyết định sang Nhật làm điều dưỡng viên.”


Chia sẻ của lao động Việt với cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật Bản


Chia sẻ của lao động Việt với cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật Bản



Điều dưỡng là công việc vất vả, cần liên tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời phải cải thiện vốn tiếng Nhật mới có thể giao tiếp tốt với bệnh nhân. Tuy nhiên nếu người lao động đủ kiên trì, chăm chỉ và nỗ lực thì đây là công việc tốt mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn và ổn định. Môi trường làm việc có phần khắt khe nhưng quan trọng nhất là bạn giữ được tinh thần lạc quan và tình yêu công việc.


Các điều dưỡng viên Việt Nam tại Nhật Bản vốn được đánh giá cao về kỹ năng làm việc, trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và trình độ tiếng Nhật. Đây chính là động lực để tăng sự tự tin của người lao động tham gia công việc này.



2. Trải nghiệm thực tế cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật


Ngoài các bình luận đã chia sẻ phía trên, những phóng sự và video chân thực về cuộc sống của người Việt Nam làm điều dưỡng tại Nhật Bản cũng là một nguồn tham khảo chất lượng.


2.1. Phóng sự của VTV1 về các điều dưỡng viên Nhật Bản


Nhật Bản là nước có dân số già hóa nên luôn có nhu cầu tuyển số lượng lớn nhân viên y tế - điều dưỡng. Trong suốt 6 năm trở lại đây (không tính 2 năm dịch bệnh), đã có tổng cộng khoảng hơn 1100 điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam thành công xuất khẩu lao động sang Nhật. 


“Nhẫn nại - lễ nghi - kỷ luật” là những phẩm chất mà mỗi điều dưỡng viên Nhật Bản phải có để hoàn thành tốt công việc này. Phóng sự từ VTV dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những thuận lợi và thách thức mà điều dưỡng viên gặp phải.



1- Phỏng vấn các điều dưỡng viên Việt Nam làm việc tại Nhật Bản


Phóng sự của VTV1 đã phỏng vấn một số điều dưỡng viên tại viện dưỡng lão Nhật Bản, qua đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn vềc cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật:



  • Chia sẻ của điều dưỡng viên Vũ Văn Minh: “Bình thường buổi sáng em cũng đi đo mạch nhiệt độ, huyết áp. Ngoài ra em còn tham gia chăm sóc, vệ sinh, hỗ trợ những vận động của bệnh nhân.”

  • Chia sẻ của điều dưỡng viên Thân Văn Đạt: “Sang bên này em học được những kỹ thuật y tế tiên tiến và có thu nhập ổn định. Đây là điều em kỳ vọng và đã đạt được sau khi làm điều dưỡng Nhật Bản.”


Cũng theo phóng sự của VTV1, có điều dưỡng viên sau khi thi đậu chứng chỉ Y Tế quốc gia Nhật Bản đã quyết định đưa vợ và con nhỏ sang Nhật cùng. Viện dưỡng lão cũng hết sức ủng hộ quyết định này, vừa cung cấp chỗ ở chung cho cặp vợ chồng, vừa tạo việc làm bán thời gian cho vợ của điều dưỡng viên. 


Điều dưỡng viên này cũng chia sẻ thêm: “Đây là một cơ hội rất tốt để các bạn có thể có một cuộc sống mới. Tuy không biết là có tốt đẹp hơn hay không nhưng đối với em thì tốt hơn so với hồi xưa em ở Việt Nam nhiều.”


Lao động Việt chia sẻ cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật tốt hơn khi họ còn ở Việt Nam


Lao động Việt chia sẻ cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật tốt hơn khi họ còn ở Việt Nam


2- Phỏng vấn những người quản lý điều dưỡng viên Việt Nam


Phóng sự của VTV1 còn phỏng vấn các “senpai” - những “cấp trên” trực tiếp quản lý điều dưỡng viên Việt Nam tại Nhật để xem họ nghĩ gì về lao động Việt Nam: 



  • Chia sẻ của bác sĩ Morikoshi Ryouta: “Họ rất thân thiện và vui vẻ, cũng rất nhiệt tình. Các bạn Việt Nam rất cố gắng, thậm chí còn cố gắng hơn cả người Nhật. Họ luôn chăm chỉ trong công việc và gần gũi với chúng tôi cũng như là bệnh nhân.”

  • Chia sẻ của ông Kumagai Kazumasa: “Các cơ sở đều rất thích lao động Việt Nam, riêng cơ sở của chúng tôi còn có cả điều dưỡng viên Philippines và Indonesia. Nhưng tôi đánh giá cao nhất vẫn là các điều dưỡng viên Việt Nam về tinh thần và thái độ làm việc.”


Lao động Việt làm điều dưỡng viên tại Nhật thường được yêu thích và đánh giá cao


Lao động Việt làm điều dưỡng viên tại Nhật thường được yêu thích và đánh giá cao



Lao động Việt Nam thông minh và chăm chỉ nên được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Vì vậy nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống để có nguồn thu nhập tốt hơn hãy ứng tuyển vào các đơn hàng đi điều dưỡng Nhật Bản. Tuy nhiên công việc này sẽ có phần áp lực do phải vừa học vừa làm nhiều việc, khiến những người không có tâm lý vững chắc dễ bị lung lay, chán nản. 



2.2. Vlog lịch trình 1 ngày làm việc của Youtuber Phong KAIGO


Để tìm hiểu thêm về cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật, bạn còn có thể truy cập vào kênh Youtube Phong KAIGO - một sinh viên điều dưỡng Nhật Bản chuyên làm các vlog chia sẻ về cuộc sống tại Nhật.


Vlog “1 ngày của sinh viên điều dưỡng ở Nhật sẽ như thế nào?” đã tổng hợp lịch trình và tất cả mọi công việc trong ngày của điều dưỡng viên Nhật Bản:



  • 6.30: Thức giấc, vệ sinh cá nhân và ăn sáng.

  • 7.30: Bắt đầu ca làm việc buổi sáng với việc giúp các cụ ăn sáng. Sau đó rửa và dọn dẹp dụng cụ ăn uống.

  • 8.30: Sau khi ăn xong đưa các cụ đi đánh răng rồi về phòng nghỉ ngơi.

  • 9.00: Dọn nhà vệ sinh, thay tã lót, quần áo cho các cụ, hỏi thăm thêm tình hình sức khỏe. Kế tiếp nhập thông tin đi vệ sinh của các cụ vào máy tính của viện dưỡng lão.

  • 10.00: Pha trà hoặc cà phê cho các cụ uống buổi sáng.

  • 11.00: Giúp các cụ tập một số bài thể dục nhẹ nhàng để vận động cơ thể tốt hơn.

  • 12.00: Pha trà và chuẩn bị đồ ăn trưa cho các cụ ông, cụ bà.

  • 12.30: Hỗ trợ vệ sinh, chăm sóc răng miệng rồi sắp xếp cho các cụ nghỉ trưa.

  • 13.00: Điều dưỡng viên nghỉ trưa ăn cơm.

  • 14.30: Bắt đầu ca chiều với việc chuẩn bị nước và đồ ăn vặt cho các cụ ông và cụ bà.

  • 15.00: Mang nước và thức ăn nhẹ cho các cụ.

  • 16.00: Thu dọn rác thải khu làm việc.

  • 17.00: Chuẩn bị trà để các cụ dùng trong bữa ăn tối.

  • 18.00: Sau giờ ăn chiều tối thì điều dưỡng viên, hộ lý cần hỗ trợ chăm sóc răng miệng, vệ sinh và giúp thay đồ ngủ cho các cụ. Tiếp đó giặt khăn, khử trùng bàn chải và cốc ly. Cuối cùng quay lại kiểm tra và bổ sung thông tin trong máy tính về tình hình sức khỏe các cụ.

  • 18.30: Thay quần áo, check thẻ và về nhà.


Cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật khá bận rộn


Cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật khá bận rộn


Tuy điều dưỡng là công việc bận rộn, yêu cầu luôn tay luôn chân, biết chăm sóc các cụ hết sức tỉ mỉ và kỹ lưỡng đồng thời phải học tiếng Nhật tốt để giao tiếp, nhưng nhìn chung công việc này vẫn đem lại nhiều niềm vui, nhất là khi có đồng nghiệp cùng chia sẻ. Bạn hãy xem thêm chi tiết qua vlog dưới đây:



3. Công việc điều dưỡng viên tại Nhật Bản có thực sự là “màu hồng"


Điều dưỡng viên Nhật Bản là công việc mang lại nguồn thu nhập tốt giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên ngành nghề này tồn tại một số hạn chế nhất định có thể khiến bạn cảm thấy khó thích nghi. Để tìm hiểu cụ thể hơn các thuận lợi và khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật, bạn hãy tham khảo bảng tổng hợp sau:














Thuận lợi



Khó khăn



Thu nhập hấp dẫn: Lương điều dưỡng Nhật Bản khá cao cộng thêm các khoản phụ cấp và làm tăng ca giúp nâng thu nhập lên đến 40 - 60 triệu đồng/tháng.


Chi phí thấp: Nhiều chính sách hỗ trợ giảm phí nên khi trúng tuyển bạn chỉ cần chi trả khoảng 2.500 - 3.600 USD (~ 61 - 88 triệu đồng).


Luyện tập tiếng Nhật mỗi ngày: Vì phải liên tục giao tiếp với bệnh nhân nên bạn sẽ cải thiện và mở rộng vốn tiếng Nhật.


Nâng cao kỹ năng chuyên môn: Môi trường hiện đại, trang thiết bị tiên tiến,... giúp tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.


Rèn luyện bản thân: Công việc đòi hỏi tính nghiêm túc và chăm chỉ,  dần dần bạn sẽ thay đổi bản thân trở nên kỷ luật hơn.


Tăng cơ hội việc làm khi về nước: Vốn kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy giúp bạn có cơ hội làm việc tại các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe Việt Nam.


Tăng khả năng định cư tại Nhật: Nếu thi đậu chứng chỉ Y Tế quốc gia sẽ dễ dàng định cư tại Nhật.



Điều kiện tuyển dụng khó: Yêu cầu bằng cấp tốt nghiệp cao đẳng hoặc cử nhân điều dưỡng, giấy chứng chỉ hành nghề khám bệnh cùng tối thiểu 2 năm kinh nghiệm.


Yêu cầu tiếng Nhật cao: Đạt trình độ ít nhất là N4.


Làm việc vất vả: Khối lượng công việc lớn và phải làm liên tục sẽ gây nhiều áp lực.

Môi trường khắt khe: Nhiều quy tắc cần phải tuân thủ khiến lao động Việt cảm thấy bị gò bó.


Thời tiết khác biệt: Nhật Bản có khí hậu ôn đới, nằm trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thời tiết hay thay đổi thất thường. Một số nơi có tuyết bao phủ quanh năm.


Khác biệt văn hóa, sinh hoạt: Khác nhau trong ẩm thực và cách giao tiếp ứng xử có thể khiến người lao động cảm thấy không thoải mái, gây ra tâm lý chán chường, mệt mỏi ảnh hưởng đến công việc.



Cuộc sống của điều dưỡng viện tại Nhật cũng có những khó khăn nhất định


Cuộc sống của điều dưỡng viện tại Nhật cũng có những khó khăn nhất định



Cuộc sống điều dưỡng tại Nhật Bản tồn tại nhiều khó khăn, do yêu cầu công việc khắt khe, môi trường làm việc áp lực nên dễ gây chán nản. Tuy nhiên đây vẫn là công việc rất tốt cung cấp kiến thức chuyên môn và mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn cho người lao động. 


Việc bạn có nên đi hay không phụ thuộc vào bản thân có mong muốn thử sức trong công việc này hay không. Với những lao động từng trải nghiệm ngành điều dưỡng sau khi về nước đều có mức sống ổn định và có cơ hội việc làm tốt. Bạn nên tham khảo bài viết có nên đi điều dưỡng Nhật Bản không để xác định rõ mong muốn của bản thân nhé.



4. Lời khuyên cho lao động chuẩn bị làm điều dưỡng Nhật Bản


Công việc điều dưỡng viên Nhật Bản luôn là một trong những ngành nghề hấp dẫn và được rất nhiều lao động quan tâm. Trước khi ứng tuyển đơn hàng, bạn cần lưu ý những điều sau:



  • Xác định trước những khó khăn: Tìm hiểu kỹ những thách thức có thể gặp phải khi làm điều dưỡng Nhật Bản, điều dưỡng Nhật Bản là làm gì sẽ giúp bạn dễ dàng thích ứng và hòa nhập tốt hơn với môi trường sống mới.

  • Hiểu rõ tính chất công việc: Công việc vất vả và không hề “màu hồng” như nhiều đơn vị môi giới quảng cáo. Do đó, người lao động hãy xem xét thông tin kỹ càng và sớm xác định nghề điều dưỡng có phù hợp với bản thân hay không.

  • Giữ vững tinh thần: Rất nhiều người cảm thấy khó thích ứng với cuộc sống cô đơn một mình khi sang Nhật, từ đó gây ra tâm lý chán chường và dễ bỏ cuộc. Để sinh sống và làm việc tốt hơn, bạn hãy cố giữ vững ý chí và luôn lạc quan, yêu đời.

  • Luôn có thái độ cầu tiến: Công việc điều dưỡng càng cố gắng học thì càng nâng cao được mức thu nhập. Điều dưỡng viên Việt cần phải chăm chỉ học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, nếu thi đậu chứng chỉ Y tế quốc gia Nhật Bản còn có cơ hội định cư lâu dài tại đây.


Người lao động cần cân nhắc về những khó khăn của cuộc sống điều dưỡng viên tại Nhật trước khi đi XKLĐ


Người lao động cần cân nhắc về những khó khăn của cuộc sống điều dưỡng viên tại Nhật trước khi đi XKLĐ


Như vậy, bài viết đã cho bạn biết cuộc sống của điều dưỡng viên tại Nhật ra sao, đồng thời đánh giá một số thuận lợi và khó khăn khi làm việc tại đây. Hy vọng bạn sẽ sớm xác định được công việc điều dưỡng Nhật Bản có phù hợp với bản thân không và đưa ra quyết định đúng đắn.


Nếu bạn có mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về công việc điều dưỡng Nhật Bản, vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn tại Hello Job - nền tảng xuất khẩu lao động hàng đầu Việt Nam.

Việc làm
Trang chủ
Việc làm
Việc làm
Hồ sơ
Hồ sơ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Menu
ddkbctdmca

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội

FacebookMessengerZalo