[UPDATE 2023] Đi Nhật 3 năm về được bao nhiêu tiền: ~ 900 triệu

0

27/02/2023 - 10:11


Xác định đi Nhật 3 năm về được bao nhiêu tiền sẽ giúp người lao động xác định rõ lộ trình và hướng đi phù hợp trong thời gian làm việc tại Nhật Bản. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tính toán chính xác nhất khoản tiền tích luỹ sau 3 năm đi Nhật, đồng thời chỉ rõ 4 yếu tố ảnh hưởng tới tổng tích lũy để bạn biết cách tối đa hóa khoản tiền trước khi trở về nước.


1. Đi Nhật 3 năm về được bao nhiêu tiền?


Thực tập sinh sau 3 năm làm việc ở Nhật trở về nước có thể tích lũy từ 700 triệu tới gần 1 tỷ đồng, tùy vào từng ngành nghề, thời gian làm việc, kế hoạch chi tiêu và khả năng tích lũy của mỗi người mà khoản tiền này có thể thấp hoặc cao hơn.


Nếu bạn làm việc chăm chỉ, không tiêu xài hoang phí, sau 3 năm có thể tiết kiệm được hơn 500 triệu đồng Thực tập sinh có thể áp dụng công thức tính dưới đây để xác định chính xác mức thu nhập tại Nhật Bản sau 3 năm:









Tiền tích lũy 3 năm = Thu nhập cơ bản 3 năm + Thu nhập làm tăng ca 3 năm - Chi phí sinh hoạt 3 năm - Chi phí đơn hàng 3 năm + Các khoản tiền nhận lại sau khi về nước 


= (900  ~ 1.260) + (180 ~ 360) - (216 ~ 288) - (85 ~ 150) + 44 = (723 ~ 1.226) triệu VNĐ



Đi Nhật về sau 3 năm có thể tiết kiệm lên đến hơn 700 triệu đồng


Đi Nhật về sau 3 năm có thể tiết kiệm lên đến hơn 700 triệu đồng


2. Chi tiết các khoản tiền sau 3 năm đi Nhật về nước


Đi Nhật 3 năm vể được bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập cơ bản, thu nhập làm tăng ca, chi phí sinh hoạt, chi phí đi XKLĐ và các khoản được nhận khi về nước.


2.1. Thu nhập cơ bản 3 năm 


Thu nhập cơ bản sau 3 năm của một thực tập sinh có thể dao động từ 900 triệu - 1 tỷ 260 triệu đồng. Đây là mức lương cơ bản nhận được khi bạn làm việc 8 giờ/ ngày. Trung bình mỗi tuần bạn làm việc từ 35 ~ 44 giờ, mỗi giờ được 136.000 ~ 170.000 VNĐ thì mỗi tháng sẽ nhận được mức lương khoảng 25 ~ 35 triệu VNĐ. 









Thu nhập cơ bản 3 năm = Thu nhập cơ bản 1 tháng x 36 tháng = (22 ~ 30 triệu) x 36 = (792 ~ 900) triệu VNĐ. 



2.2. Đi Nhật 3 năm về được bao nhiêu tiền phụ thuộc vào thu nhập làm tăng ca


Thực tập sinh tại Nhật nếu làm tăng ca thì có thể kiếm thêm khoảng 345 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập mà bạn sẽ nhận được khác với thu nhập làm giờ hành chính. Luật Lao động Nhật Bản đã có những quy định cụ thể về vấn đề làm việc cũng như lương làm thêm giờ của thực tập sinh. 



  • Thời gian làm việc tăng ca của thực tập sinh không quá 50% số giờ lao động theo giờ hành chính, có nghĩa là mỗi ngày bạn chỉ được làm tối đa 12 giờ, kể cả các ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. 

  • Thực tập sinh chỉ được tham gia làm thêm giờ ngành mà mình đăng ký Visa, tại các công ty, xí nghiệp đã tiếp nhận. Nếu bạn trốn ra và nhận việc làm thêm bên ngoài thì sẽ được tính là vi phạm pháp luật. 

  • Đối với ngày bình thường, lao động làm thêm giờ sau 8 tiếng/ngày, lương được tính bằng 125% lương cơ bản. 

  • Đối với thứ 7, chủ nhật, thực tập sinh làm thêm sẽ được nhận lương bằng 135% lương cơ bản. 

  • Đối với khung giờ làm từ 22 giờ - 5 giờ sáng, lương sẽ bằng 150% lương cơ bản và bạn được nhận thêm khoản phụ cấp ăn đêm, tính trực tiếp vào lương. 

  • Đối với ngày lễ tết, thực tập sinh làm việc sẽ nhận được 300% lương cơ bản. 


Như vậy, 1 tháng lao động chăm chỉ có thể làm thêm tới 45 giờ và nhận được khoảng hơn 9 triệu VNĐ/ tháng. 









Thu nhập làm tăng ca 3 năm = Thu nhập tăng ca 1 tháng x 36 tháng = 9.7 x 36 = 345.2 triệu VNĐ



Thu nhập làm tăng ca ảnh hưởng đến số tiền tích luỹ sau 3 năm đi Nhật


Thu nhập làm tăng ca ảnh hưởng đến số tiền tích luỹ sau 3 năm đi Nhật


2.3. Chi phí sinh hoạt trong 3 năm sinh sống tại Nhật


Đối với những thực tập sinh tiết kiệm, mỗi tháng, bạn có thể mất các khoản chi phí sinh hoạt: 



  • Tiền ăn: 10.000 ~ 20.000 Yên/tháng, tương đương 1.8 ~ 3.6 triệu VNĐ.

  • Tiền nhà: 20.000 ~ 25.000 Yên/tháng, tương đương 3.6 ~ 4.5 triệu VNĐ. 


Với mức chi tiêu trên, 1 tháng sẽ chi tiêu khoảng từ 30.000 - 55.000 Yên, tương đương 5 - 8 triệu VNĐ. 









Chi phí sinh hoạt 3 năm = Chi phí sinh hoạt 1 tháng x 36 tháng = (5.4 ~ 8.1) x 36 = (194.4 ~ 291.6) triệu VNĐ



2.4. Chi phí đơn hàng 3 năm đi Nhật 


Thực tập sinh lựa chọn đơn hàng 3 năm đi Nhật sẽ phải chi trả chi phí cao hơn so với đơn hàng 1 năm. Theo quy định của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, thực tập sinh sẽ phải chi trả khoảng từ 86 - 160 triệu VNĐ, tùy vào đơn hàng khác nhau. Các khoản tiền mà bạn phải trả trong chi phí đi 3 năm bao gồm: 



  • Chi phí trả cho bên công ty, trung tâm môi giới. 

  • Chi phí làm các hồ sơ, giấy tờ, thủ tục, visa, con dấu. 

  • Chi phí khám sức khỏe cho thực tập sinh. 

  • Chi phí tham gia các khóa đào tạo, thi tuyển, ký túc xá. 

  • Chi phí trả vé máy bay, đưa đón tại sân bay, phí xuất cảnh. 

  • Chi phí tự mua các vật dụng cá nhân, đồ ăn cần thiết trong khoảng thời gian chờ xuất cảnh. 


Bạn có thể tham khảo chi phí đi thực tập sinh Nhật Bản để nắm rõ hơn về các khoản phí này. 









Chi phí đơn hàng 3 năm = 86 ~ 160 triệu VNĐ



Thông thường, chi phí đơn hàng của thực tập sinh từ khoảng 86 - 160 triệu VNĐ


Thông thường, chi phí đơn hàng của thực tập sinh từ khoảng 86 - 160 triệu VNĐ


2.5. Các khoản tiền nhận lại sau khi về nước


Sau khi trở về nước, thông thường thực tập sinh sẽ nhận được một khoản tiền từ tiền bảo hiểm Nenkin, tiền thuế đóng dư và tiền hoàn thuế 1 phần. Tổng số tiền này có thể dao động từ 50 đến hơn 200 triệu đồng, tùy thuộc mức lương và mức thuế mà bạn đã đóng trong thời gian 3 năm làm việc tại Nhật Bản. Đi Nhật 3 năm về được bao nhiêu tiền cũng thay đổi và phụ thuộc 1 phần vào khoản tiền này. Cụ thể các khoản tiền sẽ là: 



  • Tiền bảo hiểm Nenkin: Là một loại bảo hiểm lương hưu của Nhật. Các công dân, lao động Nhật sẽ tham gia đóng bảo hiểm hàng năm và được chi trả lại hàng tháng sau khi về hưu. Tùy vào mức lương và thuế đã đóng mà lao động có thể nhận được từ 40 - 200 triệu VNĐ. 

  • Tiền thuế đóng dư: Là số tiền không khấu trừ hoặc không khai khi thực tập sinh gửi tiền về cho gia đình hàng tháng, hàng năm. Số tiền sẽ khoảng từ 7 - 9 triệu VNĐ tùy vào mức tiền thuế bạn đã đóng.  

  • Tiền hoàn thuế 1 phần: Thực tập sinh làm việc tại Nhật thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ thì khi về nước sẽ được trả lại 1 phần, khoảng từ 12 - 25 triệu VNĐ.  


Mỗi loại sẽ có những mức hoàn, trả với % khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề thực tập sinh Nhật Bản về nước để biết rõ hơn. 









Tổng các khoản tiền nhận lại sau 3 năm về nước = (40 ~ 200 triệu) + (7~9 triệu) + (12 ~ 25 triệu) = (59 ~ 234) triệu VNĐ



Từ những chi phí trên, thực tập sinh có thể dễ dàng nhận thấy mức chi tiêu cũng như khoản thu nhập của bản thân khi tham gia lao động tại Nhật qua bảng dưới đây. 


































Khoản tiền trong 3 năm



Cụ thể



Thu nhập cơ bản



790 ~ 900 triệu VNĐ



Thu nhập tăng ca



340 triệu VNĐ



Chi phí sinh hoạt 



190 ~ 290 triệu VNĐ



Chi phí đơn hàng



86 ~ 160 triệu VNĐ



Các khoản tiền nhận lại khi về nước



59 ~ 230 triệu VNĐ



Tổng



900 ~ 1 tỷ VNĐ



Khoản tiền tích lũy sau khi đi Nhật về được tích lũy từ thu nhập, tiền tiết kiệm, chi phí bỏ ra ban đầu và các khoản tiền hoàn về


Khoản tiền tích lũy sau khi đi Nhật về được tích lũy từ thu nhập, tiền tiết kiệm, chi phí bỏ ra ban đầu và các khoản tiền hoàn về









Lưu ý: Số tiền trên chỉ mang tính chất tham khảo, khoản tích lũy sau 3 năm có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, số tiền này so với thu nhập các công việc tương tự mà bạn làm ở Việt Nam là cao hơn rất nhiều. 


Vì vậy, nếu bạn đang phân vân có nên đi Nhật hay không thì đừng ngần ngại tham gia ngay vào thị trường lao động Nhật Bản để nhận được mức lương xứng đáng với công sức của bản thân nhé. 



Xem thêm:



3. 4 yếu tố ảnh hưởng tổng tích lũy đi Nhật 3 năm 


Mức thu nhập của thực tập sinh là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc đi Nhật 3 năm về được bao nhiêu tiền. Khoản thu nhập này sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào 4 yếu tố sau: Địa điểm làm việc, chi phí sinh hoạt hàng tháng, chi phí phát sinh và mức thu nhập cơ bản của đơn hàng. 


1- Địa điểm làm việc của lao động


Khi qua Nhật làm việc, tùy vào những vùng, tỉnh khác nhau mà thu nhập của lao động cũng bị chi phối theo. Nhật Bản đã có quy định cụ thể về mức lương tối thiểu tại các thành phố lớn sẽ cao hơn vùng nông thôn. 



  • Vùng có lương tối thiểu ở mức trên 800 Yên/giờ như Aomori, Iwate, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima, Gunma,... Sau 3 năm, lao động có thể tích lũy được từ khoảng 300 triệu VNĐ. 

  • Vùng có lương tối thiểu ở mức trên 900 Yên/giờ như Chiba, Toyama, Nagano, Gifu, Shizuoka, Mie,.. và 3 năm tích lũy được khoảng từ 350 triệu VNĐ. 

  • Vùng có lương tối thiểu ở mức trên 1000 Yên/giờ như Tokyo, Kanagawa, Osaka sẽ có thể tích khoảng từ 400 triệu VNĐ trở lên.


Nếu bạn làm việc ở Tokyo thì lương 1 giờ được khoảng 165.000 VNĐ, cao hơn so với vùng có lương thấp nhất khoảng 50.000 - 60.000 VNĐ/ giờ. Tuy nhiên, mức chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn cũng đắt đỏ hơn rất nhiều. Vì vậy, dù nhận được mức lương cao thì lao động cũng cần phải biết cách chi tiêu hợp lý để thể tiết kiệm được một khoản.  


Ở các thành phố lớn như Tokyo thì sẽ có mức lương cao hơn


Ở các thành phố lớn như Tokyo thì sẽ có mức lương cao hơn


2- Chi phí sinh hoạt hàng tháng 


Nhật Bản là đất nước phát triển nên mức sống cũng cao hơn, hàng hóa đắt đỏ hơn. Nếu người lao động không kiểm soát tốt chi tiêu hàng tháng thì sau 3 năm sẽ không có được một khoản tích lũy xứng đáng. 


Bạn nên có kế hoạch chi tiêu hợp lý, sinh hoạt tiết kiệm, ít tiêu xài, mua sắm. Một số cách tiết kiệm mà thực tập sinh có thể áp dụng với cuộc sống bên Nhật như: 



  • Đi lại: Ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp.

  • Ăn uống: Dành một số tiền vừa đủ cho việc ăn uống, hạn chế ăn nhà hàng, ăn ở ngoài mà nên tự nấu ăn thường xuyên, mua đồ ở chợ hoặc canh các giờ giảm giá của siêu thị lớn như AEON, Life,...

  • Mua sắm, du lịch: Không mua sắm các đồ quá đắt tiền, đồ hiệu, tận dụng đồ cũ, đồ đã qua sử dụng hoặc xin lại từ chủ nhà. Đồng thời, hạn chế đi du lịch xa hoặc đi nhiều, chỉ nên đi vào những thời điểm thích hợp và cần thiết. 


3- Chi phí phát sinh


Trong quá trình sinh sống và làm việc ở Nhật Bản, bên cạnh chi phí cố định sẽ luôn có những khoản phát sinh khác như tiền chữa bệnh, thăm hỏi,... Trong trường hợp không may bị bệnh, chi phí chữa bệnh tại Nhật khá tốn kém. Thực tập sinh nên chủ động giữ gìn sức khỏe tốt, ăn uống đủ bữa, thường xuyên rèn luyện thể chất, dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. 


Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thân thể hay một số loại bảo hiểm liên quan khác để được hỗ trợ chi phí trong các tình huống khẩn cấp. 


Trong quá trình sinh sống tại Nhật, thực tập sinh sẽ khó tránh khỏi các chi phí phát sinh như tiền chữa bệnh


Trong quá trình sinh sống tại Nhật, thực tập sinh sẽ khó tránh khỏi các chi phí phát sinh như tiền chữa bệnh


4- Thu nhập cơ bản của đơn hàng


Mỗi đơn hàng sẽ có những mức lương khác nhau. Bạn có thể lựa chọn các đơn như cơ khí, xây dựng, điện tử, dệt may, điều dưỡng hộ lý,... để nhận được mức lương cao nhất. Thực tập sinh trước khi ký hợp đồng cần cân nhắc và tìm hiểu rõ về vấn đề đi XKLĐ Nhật nên chọn đơn hàng nào, lựa chọn đơn phù hợp với mức lương mong muốn tại Nhật.









Như vậy, để tăng tổng tích lũy, lao động nên lựa chọn làm việc ở các thành phố lớn, chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và lựa chọn đơn hàng phù hợp. Ngoài ra có thể cân nhắc gia hạn thêm 2 năm để được hưởng mức thu nhập cơ bản cao hơn và tổng tích lũy sau 5 năm về nước hơn 1 tỷ VNĐ. Thực tập sinh có thể tham khảo thêm thông tin đi Nhật 5 năm về được bao nhiêu tiền để biết rõ hơn vấn đề này.  



Bài viết đã cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về việc đi Nhật 3 năm về được bao nhiêu tiền. Hy vọng từ đây bạn sẽ định hướng rõ hơn được con đường, lộ trình làm việc của mình trong thời gian 3 năm tại Nhật, có được một tiền xứng đáng với năng lực. 


Nếu bạn còn có bất kỳ những thắc mắc nào về vấn đề thu nhập tại Nhật Bản hãy xuất khẩu lao động qua Nhật có thể liên hệ ngay với Hello Job. Đây là địa chỉ uy tín hàng đầu, chuyên định hướng và tư vấn tận tâm cho các thực tập sinh qua Nhật. 

Việc làm
Trang chủ
Việc làm
Việc làm
Hồ sơ
Hồ sơ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Menu
ddkbctdmca

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội

FacebookMessengerZalo