650
07/03/2023 - 09:38
Được đặt chân và làm việc tại xứ sở hoa anh đào là dự định nhiều người hướng đến. Tuy nhiên nên đi Nhật theo hình thức nào vẫn còn là băn khoăn của nhiều lao động hiện nay. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết được 3 hình thức đi Nhật dễ, phổ biến nhất và cách chọn hình thức đi XKLĐ phù hợp với bản thân mình nhé.
Chương trình du học Nhật Bản là hình thức đi Nhật theo diện được cấp học bổng hoặc tự túc trong thời gian nhất định. Bản chất của hình thức du học hướng tới tiếp tục học tập, nghiên cứu các mảng chuyên môn đã chọn.
Đối tượng là những bạn trẻ từ 18 tuổi đã tốt nghiệp THPT, đạt trình độ Nhật ngữ từ N5 và có điều kiện kinh tế tốt. Để biết được nên đi Nhật theo hình thức nào? Có nên đi Nhật theo hình thức du học sinh không? bạn hãy xem xét ưu nhược điểm của hình thức này nhé.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Nhiều người lựa chọn đi Nhật theo hình thức du học sinh Nhật Bản
Nhiều du học sinh dành 3 - 4 giờ/ngày để học, làm thêm tới 12 giờ/ngày và chỉ ngủ 4 - 6 giờ/ngày khiến bản thân không có thời gian nghỉ ngơi, xao nhãng học hành, chưa kể vì làm quá giờ dẫn đến rủi ro pháp lý như bị trục xuất về nước. Nếu chọn con đường đi Nhật theo diện du học sinh, bạn buộc phải có nguồn tài chính ổn định và có ý thức tập trung học là chính. |
Chương trình thực tập sinh về bản chất là đi xuất khẩu lao động theo visa thực tập sinh kỹ năng do Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản hợp tác tổ chức.
Tu nghiệp sinh cũng là chương trình dành cho lao động phổ thông có nhu cầu xuất khẩu Nhật. Trước đây, lao động mất 1 năm đầu để học việc và nhận trợ cấp, từ năm 2 mới được nhận thu nhập như trên hợp đồng. Bây giờ sang Nhật chỉ cần học việc trong 1 tháng, sau đó đã được làm việc chính thức.
So với chương trình thực tập sinh, tu nghiệp sinh không có quá nhiều sự khác biệt. Để biết được nên đi Nhật theo hình thức nào? Có nên đi Nhật theo hình thức thực tập sinh/tu nghiệp sinh hay không? Mời bạn xem ưu nhược điểm về hình thức XKLĐ này tại bảng dưới đây:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Nếu bạn đang có dự định đi Nhật theo diện thực tập sinh/ tu nghiệp sinh, hãy tham khảo thêm các bài viết liên quan được cập nhật mới nhất:
Đi Nhật theo hình thức thực tập sinh/ tu nghiệp sinh mang lại cho lao động mức thu nhập cao
Ngoài ra có 2 hình thức đi thực tập sinh/ tu nghiệp sinh, bao gồm: thực tập sinh/ tu nghiệp sinh 1 năm và thực tập sinh/ tu nghiệp sinh 3 năm.
Đối với đơn hàng 1 năm, chi phí cần bỏ ra thấp hơn ⅓ lần so với đơn hàng 3 năm. Lao động chỉ cần đóng khoảng 40 - 80 triệu đồng để tham gia chương trình và mỗi tháng sẽ nhận về khoảng 22 - 29 triệu đồng.
Đơn hàng thường hướng tới các đối tượng là người có nguồn ngân sách hạn chế và có mong muốn lựa chọn công việc trong thời gian ngắn. Lao động không được quay lại Nhật làm việc tiếp sau khi hợp đồng 1 năm đã kết thúc. Một số đơn hàng ngắn hạn tiêu biểu như đóng hộp thực phẩm, chế biến rau củ, hoa quả sấy, chăn nuôi bò sữa, thu hoạch trứng gà,…
Chương trình thực tập sinh/ tu nghiệp sinh 1 năm chỉ cần 40 - 80 triệu đồng để tham gia
Chi phí tham gia chương trình thực tập sinh/ tu nghiệp sinh 3 năm dao động từ 85 - 150 triệu đồng. Mỗi tháng, lao động sẽ hưởng mức thu nhập khoảng 25 - 35 triệu đồng chưa trừ đi các khoản phí cần thiết.
Đơn hàng dài hạn sẽ thích hợp với những người dự định ở Nhật lâu dài, có nhu cầu gia hạn hợp đồng làm việc từ 5 năm. Với tính chất ổn định và mang lại nguồn thu lớn cho lao động, một số đơn hàng phổ biến phải kể tới xây dựng, cơ khí, hộ lý, điều dưỡng,…
Đơn hàng đi 3 năm với diện tu nghiệp sinh, thực tập sinh đem lại mức thu nhập cơ bản 25 - 35 triệu đồng/ tháng
Trong số các hình thức đi Nhật hiện nay, con đường thực tập sinh/tu nghiệp sinh đang là lựa chọn phổ biến nhất. Hình thức này không chỉ dễ ứng tuyển, dễ trúng tuyển mà còn có nhiều đơn hàng đa dạng đem lại nguồn thu nhập tốt giúp lao động cải thiện mức sống. |
Hình thức kỹ sư đi Nhật dành cho những người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đúng chuyên ngành kỹ sư và có ý định phát triển tại con đường này. Diện kỹ sư được những lao động có bằng cấp cao lựa chọn bởi đem lại nguồn thu hấp dẫn, chi phí đi hợp lý, có cơ hội định cư lâu dài và cơ hội việc làm rộng mở.
Nên đi Nhật theo hình thức nào? Liệu có nên đi Nhật theo hình thức kỹ sư hay không? Để trả lời được câu hỏi này và biết tại sao nên đi Nhật theo diện kỹ sư, mời bạn đọc xem xét ưu nhược điểm của hình thức này ở bảng tổng hợp dưới đây
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Để có cái nhìn toàn diện về con đường đi Nhật theo diện kỹ sư, bạn đọc có thể tham khảo thêm các thông tin chi tiết về:
Khả năng trúng tuyển đơn hàng kỹ sư khó hơn nhiều so với các hình thức đi Nhật khác
Bảng tổng hợp các hình thức đi Nhật dưới đây sẽ giúp bạn so sánh và lựa chọn được hình thức đi Nhật dễ dàng hơn:
So sánh hình thức | Du học sinh | Thực tập sinh/tu nghiệp sinh | Kỹ sư |
Điều kiện | Tốt nghiệp tối thiểu THPT | Tốt nghiệp THPT/THCS | Tốt nghiệp đại học/cao đẳng |
Chi phí | 100 - 350 triệu đồng | 40 - 150 triệu đồng | Từ 35 triệu đồng |
Thu nhập | 5 - 10 triệu đồng | 28 - 36 triệu đồng | 29 - 31 triệu đồng |
Ưu điểm |
|
|
|
Nhược điểm |
|
|
|
Ngoài các ưu nhược điểm kể trên, cả 3 hình thức đi Nhật đều đem lại những lợi thế như:
Xem thêm:
Dù đi Nhật theo hình thức nào cũng sẽ nhận về rất nhiều lợi ích
Mỗi hình thức đi Nhật đều có ưu và nhược điểm riêng. Vậy nên đi Nhật theo hình thức nào?
Trong 3 hình thức đi Nhật nêu trên thì đi Nhật theo hình thức thực tập sinh phổ biến và dễ đi nhất.
Nếu bạn còn băn khoăn giữa các lựa chọn, chưa biết nên đi Nhật theo hình thức nào tốt nhất thì trả lời 2 câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp cho bản thân.
Tùy vào mong muốn và mục đích của bản thân mà bạn có thể lựa chọn hình thức du học hoặc xuất khẩu lao động. Cụ thể:
1-Với mục tiêu đi học và mở rộng trình độ học vấn
Về bản chất, đi du học sẽ được học tập trong môi trường đại học, cao đẳng với lộ trình đào tạo chuyên sâu. Điều này đòi hỏi du học sinh phải tập trung hoàn toàn vào việc học, không vì nhu cầu kiếm tiền mà xem nhẹ nhiệm vụ tiếp thu tri thức. Bằng cấp sau tốt nghiệp có thể mở ra cơ hội việc làm với mức thu nhập cao ngay cả khi ở Nhật Bản hoặc về Việt Nam.
2-Với mục tiêu đi làm và kiếm thêm thu nhập
Nếu mục tiêu đi Nhật của bạn là đi làm và kiếm thêm nguồn thu cho gia đình, hãy cân nhắc kỹ trước khi chọn đi du học. Hình thức du học không chỉ bị giới hạn thời gian làm việc mà còn tốn rất nhiều chi phí. Con đường đi xuất khẩu sẽ phù hợp hơn cả, bạn sẽ có toàn bộ thời gian để làm việc và kiếm tiền, đồng thời có thể làm tăng ca tới 40 giờ/tuần và kiếm tới 30 triệu đồng/tháng.
Nếu mục tiêu đi Nhật nhằm mục đích kiếm thu nhập thì nên chọn lựa hình thức xuất khẩu lao động
Nhiều người đến nay vẫn còn nhầm lẫn du học sinh là thực tập sinh/tu nghiệp sinh. Thực tế du học là đi học, còn thực tập sinh và tu nghiệp sinh đều là đi xuất khẩu lao động. Nếu chọn du học cần chú trọng việc học trước tiên, còn nếu đi làm cần chăm chỉ làm việc, tuân thủ luật Lao động Nhật và quy tắc của xí nghiệp. Nếu bạn còn những băn khoăn chưa thể lý giải, hãy tìm hiểu thêm nên đi du học hay thực tập sinh Nhật Bản để tìm ra định hướng phù hợp với bản thân nhé. |
Tùy vào trình độ học vấn và mục tiêu đã định sẵn, bạn có thể chọn lựa hình thức đi Nhật theo diện thực tập sinh/ tu nghiệp sinh hoặc kỹ sư:
Nếu trình độ học vấn tốt nên lựa chọn hình thức kỹ sư
Sau khi lựa chọn được hình thức sang Nhật làm việc phù hợp, bạn nên tiến hành chọn lựa công việc, ngành nghề tương ứng. Nếu chưa rõ đi XKLĐ Nhật nên chọn đơn hàng nào, bạn nên cân nhắc dựa trên các tiêu chí như điều kiện của bản thân, mục tiêu và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. |
Hãy đảm bảo bạn suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra lựa chọn ngành nghề
Ngoài ra còn có một số hình thức đi Nhật khác như hình thức kết hôn với người bản xứ, hình thức giao thương, hình thức bảo lãnh. Cụ thể như sau:
|
Bên cạnh 3 hình thức đi Nhật dễ và phồ biến trên, bạn có thể tham khảo thêm các hình thức đi Nhật khác như:
Con đường đi Nhật hiện nay vô cùng đa dạng với các hình thức phổ biến như du học sinh Nhật Bản, thực tập sinh/ tu nghiệp sinh, kỹ sư. Lựa chọn nên đi Nhật theo hình thức nào đòi hỏi sự cân nhắc chặt chẽ về mục tiêu và khả năng thực tế của bản thân.
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HELLOJOB.JP
Đơn vị chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN HELLOJOB
Tầng 21, Tòa nhà Viwaseen, Số 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện chịu trách nhiệm: Nguyễn Quốc Việt
Số GCNĐKDN: 0109000738 | Ngày cấp: 25/11/2019 |
Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội